Latest topics
Top posters
domanhtien (324) | ||||
hieu239 (237) | ||||
tu (211) | ||||
dongbai (145) | ||||
zukensgp (139) | ||||
khachsaoqua (97) | ||||
huaxuanthien (97) | ||||
cophuoc (70) | ||||
Tu Ba (61) | ||||
diem nguyen (60) |
Kết quả sổ xố
Quân Tử và Tiểu Nhân dưới cái nhìn của Khổng Tử.
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Quân Tử và Tiểu Nhân dưới cái nhìn của Khổng Tử.
1. Giải thích theo ngôn từ.
- Quân: Vua, người tài đức, anh với ý tôn kính.
- Tử: người.
-->Quân tử là người có tài đức hơn người, có chí khí cao, có nhân cách và phẩm hạnh tốt đẹp.
- Tiểu: thấp kém.
- Nhân: người.
--> Tiểu nhân là người tầm thường thấp kém, thiếu đức thiếu tài, tâm tánh hẹp hòi, tham lam ích kỷ.
2. Giải thích theo Luận Ngữ.
Nho giáo luận rất kỹ về Quân tử và Tiểu nhân trong phần Hình Nhi Hạ Học.
Đã nói rằng, đạo của Khổng Tử là đạo người quân tử, cốt dạy người ta cho thành người có đức hạnh hoàn toàn và có nhân phẩm tôn quí, cho nên bao nhiêu sự dạy dỗ học tập của Khổng giáo đều chú cả vào sự gây thành người quân tử.
Khổng giáo chia người trong xã hội ra hai hạng: Quân tử và Tiểu nhân. Quân tử là quí là hay; Tiểu nhân là tiện là dở.
Vậy trước khi bàn đến các mục khác, thiết tưởng nên nói rõ tư cách của người quân tử và kẻ tiểu nhân khác nhau thế nào, thì sau mới hiểu rõ mọi ý nghĩa.
Người ta sinh ra ở đời bao giờ cũng tựa như người hành khách, lúc nào cũng thấy có hai con đường giao nhau trước mắt. Có người biết chọn con đường thẳng mà đi thì được ung dung mà chóng đến nơi; có người thì đi con đường cong queo thành ra vất vả mà không đến nơi được. Con đường thẳng là con đường đạo đức nhân nghĩa, con đường cong queo là con đường gian ác quỉ quyệt. Đi con đường thẳng là người quân tử, có nhân cách hoàn toàn; đi con đường cong là kẻ tiểu nhân hèn hạ.
Lúc đầu, chữ quân tử là nói người có địa vị tôn quí, mà chữ tiểu nhân là nói người thường, không có địa vị trong xã hội. Về sau dùng rộng nghĩa ra, gọi quân tử là người có đức hạnh tôn quí, và gọi tiểu nhân là người có chí khí hèn hạ. Vậy theo nghĩa rộng, quân tử thì dầu bần cùng khổ sở cũng là quân tử; mà tiểu nhân tuy có quyền tước giàu có cũng vẫn là tiểu nhân.
Người đi học nho cũng vậy, có người là nho quân tử, có người là nho tiểu nhân. Khổng Tử bảo Tử Hạ: "Nhữ vi quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho." Ngươi làm nho quân tử, không làm nho tiểu nhân.
Nho quân tử là người học đạo Thánh hiền để sửa mình cho thành người có phẩm giá tôn quí, dầu bần cùng cũng không làm điều trái đạo; nho tiểu nhân là người mượn tiếng học đạo Thánh hiền để cầu danh cầu lợi, miệng nói đạo đức mà bụng nghĩ điều bất chánh bất nghĩa.
Đức Khổng Tử phân biệt thái độ thế nào là quân tử, thế nào là tiểu nhân. Ngài nói:
- "Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt." Quân tử đạt về cái lý cao minh, tiểu nhân đạt về cái lý đê hạ. Quân tử bao giờ cũng theo Thiên lý, cho nên tâm tánh quang minh, biết điều gì càng ngày càng tinh thâm, làm việc gì càng ngày càng thuần thục, bởi vậy mới tiến lên chỗ cao minh. Tiểu nhân bao giờ cũng theo nhân dục, chí khí mờ tối, cứ bị vật dục sai khiến, biết cái gì thì càng ngày càng sai lầm, làm điều gì càng ngày càng càn rỡ, bởi vậy mới trụy lạc về đường đê hạ.
- "Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi." Quân tử hiểu rõ điều nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ điều lợi. Nghĩa là cái chánh đáng của Thiên lý; còn lợi là cái ham mê của nhân dục. Người quân tử hiểu sâu việc nghĩa nên dốc lòng làm việc nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu sâu điều lợi nên dốc lòng làm việc lợi mà quên việc nghĩa là trái lẽ.
- "Quân tử trung dung, tiểu nhân phản trung dung." Quân tử thì trung dung, tiểu nhân thì trái với trung dung. Quân tử hiểu suốt đến cái lẽ cao xa, rồi chọn cái vừa phải mà theo nên mới được trung dung; tiểu nhân chỉ biết cái tư lợi mà không biết cái lý cao xa nên chỉ làm những việc tầm thường, thành ra trái với trung dung.
- "Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái." Quân tử thư thái mà không kiêu căng, tiểu nhân kiêu căng mà không thư thái. Cái bụng của người quân tử thì chỉ theo cái lý tự nhiên nên lúc nào cũng an nhàn tự đắc, không có gì là căng kỷ ngạo vật. Cái bụng của kẻ tiểu nhân chỉ thích cái muốn của mình, nên khi đắc chí thì khoe khoang kiêu ngạo, không có thái độ thung dung như người quân tử.
Quân tử theo đạo lý tự nhiên nên lúc nào cũng thư thái, tiểu nhân bị vật dục sai khiến nên lúc nào cũng lo nghĩ để cầu danh cầu lợi nên suốt đời luôn luôn lo lắng.
- "Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hỹ." Quân tử cố giữ mình lúc khốn cùng, tiểu nhân lúc khốn cùng thì làm bậy.
- "Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác, tiểu nhân phản thị." Quân tử gây thành cái hay cho người, không gây thành cái ác cho người, tiểu nhân không thế.
Lòng người quân tử vốn hậu, mà cái sở hiếu chỉ ở sự thiện, cho nên thấy ai làm điều hay thì khuyến khích cho người ta làm hay hơn nữa, hoặc thấy ai làm điều ác thì can ngăn, không để cho người ta làm thành điều ác được. Lòng kẻ tiểu nhân vốn bạc, mà cái sở hiếu chỉ ở điều ác, cho nên thấy ai làm điều ác thì xui khiến để thành ra ác, hoặc thấy ai làm điều thiện thì ghen ghét, tìm cách ngăn trở.
Đức Khổng Tử chia nhơn loại ra làm hai hạng như thế: quân tử và tiểu nhân. Quân tử chủ ở sự theo đạo lý tự nhiên để làm điều công chính; tiểu nhân chủ ở sự theo tư dục để làm những điều tà khúc. Một đường thì làm cho tôn phẩm giá của mình lên, một đường thì làm cho hạ phẩm giá của mình xuống. Ai muốn theo đường nào, cũng tùy ở cái chí của mình cả.
- "Quân tử ưu đạo bất ưu bần." Quân tử lo đạo, không lo nghèo. Người quân tử lấy sự học đạo làm gốc, cho nên chỉ lo đạt tới đạo chớ không lo cho có lợi lộc hay không có lợi lộc. Vì lo sống tốt hợp đạo lý, gieo nhân lành cho nên kết quả được cuộc đời sang trọng suông sẽ mà không cần phải cầu lo làm gì.
- "Quân tử kiến cơ nhi tác." Quân tử xem cơ màu mà động tác. Cơ là phần tinh vi nảy ra lúc sắp động. Người quân tử phải xem xét suy nghĩ cho cẩn thận để lúc làm việc gì thì biết rõ cái cơ có làm được hay không. Có cái cơ làm được mà không làm là dại dột, chưa có cái cơ làm được mà làm cũng là dại dột, không phải là người quân tử.
Học làm quân tử thì phải thành thật, không bao giờ tự dối mình mà làm hại cái biết của mình.
Muốn là quân tử thì phải giữ đủ cả phần chất phác ở trong và phần văn hoa ở ngoài, đừng để chênh lệch phần nào. Chất phác mà quá hơn văn vẻ là thô lỗ, văn vẻ mà quá hơn chất phác là hào nháng bề ngoài, trong không có gì là thực. Bởi vậy, văn và chất phải đều nhau, đừng để bên nọ hơn bên kia thì mới thật là người quân tử.
Cái phẩm giá của bậc quân tử hoàn toàn cao quí như thế, sự học rộng như thế, không thể lấy cái tư cách của hạng người tầm thường chỉ bo bo những việc thiển cận mà ví được. Vậy người đi học, muốn theo đạo của người quântử thì cần phải cố gắng nhiều lắm vậy.
(Theo Nho giáo của Trần Trọng Kim)
- Quân: Vua, người tài đức, anh với ý tôn kính.
- Tử: người.
-->Quân tử là người có tài đức hơn người, có chí khí cao, có nhân cách và phẩm hạnh tốt đẹp.
- Tiểu: thấp kém.
- Nhân: người.
--> Tiểu nhân là người tầm thường thấp kém, thiếu đức thiếu tài, tâm tánh hẹp hòi, tham lam ích kỷ.
2. Giải thích theo Luận Ngữ.
Nho giáo luận rất kỹ về Quân tử và Tiểu nhân trong phần Hình Nhi Hạ Học.
Đã nói rằng, đạo của Khổng Tử là đạo người quân tử, cốt dạy người ta cho thành người có đức hạnh hoàn toàn và có nhân phẩm tôn quí, cho nên bao nhiêu sự dạy dỗ học tập của Khổng giáo đều chú cả vào sự gây thành người quân tử.
Khổng giáo chia người trong xã hội ra hai hạng: Quân tử và Tiểu nhân. Quân tử là quí là hay; Tiểu nhân là tiện là dở.
Vậy trước khi bàn đến các mục khác, thiết tưởng nên nói rõ tư cách của người quân tử và kẻ tiểu nhân khác nhau thế nào, thì sau mới hiểu rõ mọi ý nghĩa.
Người ta sinh ra ở đời bao giờ cũng tựa như người hành khách, lúc nào cũng thấy có hai con đường giao nhau trước mắt. Có người biết chọn con đường thẳng mà đi thì được ung dung mà chóng đến nơi; có người thì đi con đường cong queo thành ra vất vả mà không đến nơi được. Con đường thẳng là con đường đạo đức nhân nghĩa, con đường cong queo là con đường gian ác quỉ quyệt. Đi con đường thẳng là người quân tử, có nhân cách hoàn toàn; đi con đường cong là kẻ tiểu nhân hèn hạ.
Lúc đầu, chữ quân tử là nói người có địa vị tôn quí, mà chữ tiểu nhân là nói người thường, không có địa vị trong xã hội. Về sau dùng rộng nghĩa ra, gọi quân tử là người có đức hạnh tôn quí, và gọi tiểu nhân là người có chí khí hèn hạ. Vậy theo nghĩa rộng, quân tử thì dầu bần cùng khổ sở cũng là quân tử; mà tiểu nhân tuy có quyền tước giàu có cũng vẫn là tiểu nhân.
Người đi học nho cũng vậy, có người là nho quân tử, có người là nho tiểu nhân. Khổng Tử bảo Tử Hạ: "Nhữ vi quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho." Ngươi làm nho quân tử, không làm nho tiểu nhân.
Nho quân tử là người học đạo Thánh hiền để sửa mình cho thành người có phẩm giá tôn quí, dầu bần cùng cũng không làm điều trái đạo; nho tiểu nhân là người mượn tiếng học đạo Thánh hiền để cầu danh cầu lợi, miệng nói đạo đức mà bụng nghĩ điều bất chánh bất nghĩa.
Đức Khổng Tử phân biệt thái độ thế nào là quân tử, thế nào là tiểu nhân. Ngài nói:
- "Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt." Quân tử đạt về cái lý cao minh, tiểu nhân đạt về cái lý đê hạ. Quân tử bao giờ cũng theo Thiên lý, cho nên tâm tánh quang minh, biết điều gì càng ngày càng tinh thâm, làm việc gì càng ngày càng thuần thục, bởi vậy mới tiến lên chỗ cao minh. Tiểu nhân bao giờ cũng theo nhân dục, chí khí mờ tối, cứ bị vật dục sai khiến, biết cái gì thì càng ngày càng sai lầm, làm điều gì càng ngày càng càn rỡ, bởi vậy mới trụy lạc về đường đê hạ.
- "Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi." Quân tử hiểu rõ điều nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ điều lợi. Nghĩa là cái chánh đáng của Thiên lý; còn lợi là cái ham mê của nhân dục. Người quân tử hiểu sâu việc nghĩa nên dốc lòng làm việc nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu sâu điều lợi nên dốc lòng làm việc lợi mà quên việc nghĩa là trái lẽ.
- "Quân tử trung dung, tiểu nhân phản trung dung." Quân tử thì trung dung, tiểu nhân thì trái với trung dung. Quân tử hiểu suốt đến cái lẽ cao xa, rồi chọn cái vừa phải mà theo nên mới được trung dung; tiểu nhân chỉ biết cái tư lợi mà không biết cái lý cao xa nên chỉ làm những việc tầm thường, thành ra trái với trung dung.
- "Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái." Quân tử thư thái mà không kiêu căng, tiểu nhân kiêu căng mà không thư thái. Cái bụng của người quân tử thì chỉ theo cái lý tự nhiên nên lúc nào cũng an nhàn tự đắc, không có gì là căng kỷ ngạo vật. Cái bụng của kẻ tiểu nhân chỉ thích cái muốn của mình, nên khi đắc chí thì khoe khoang kiêu ngạo, không có thái độ thung dung như người quân tử.
Quân tử theo đạo lý tự nhiên nên lúc nào cũng thư thái, tiểu nhân bị vật dục sai khiến nên lúc nào cũng lo nghĩ để cầu danh cầu lợi nên suốt đời luôn luôn lo lắng.
- "Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hỹ." Quân tử cố giữ mình lúc khốn cùng, tiểu nhân lúc khốn cùng thì làm bậy.
- "Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác, tiểu nhân phản thị." Quân tử gây thành cái hay cho người, không gây thành cái ác cho người, tiểu nhân không thế.
Lòng người quân tử vốn hậu, mà cái sở hiếu chỉ ở sự thiện, cho nên thấy ai làm điều hay thì khuyến khích cho người ta làm hay hơn nữa, hoặc thấy ai làm điều ác thì can ngăn, không để cho người ta làm thành điều ác được. Lòng kẻ tiểu nhân vốn bạc, mà cái sở hiếu chỉ ở điều ác, cho nên thấy ai làm điều ác thì xui khiến để thành ra ác, hoặc thấy ai làm điều thiện thì ghen ghét, tìm cách ngăn trở.
Đức Khổng Tử chia nhơn loại ra làm hai hạng như thế: quân tử và tiểu nhân. Quân tử chủ ở sự theo đạo lý tự nhiên để làm điều công chính; tiểu nhân chủ ở sự theo tư dục để làm những điều tà khúc. Một đường thì làm cho tôn phẩm giá của mình lên, một đường thì làm cho hạ phẩm giá của mình xuống. Ai muốn theo đường nào, cũng tùy ở cái chí của mình cả.
- "Quân tử ưu đạo bất ưu bần." Quân tử lo đạo, không lo nghèo. Người quân tử lấy sự học đạo làm gốc, cho nên chỉ lo đạt tới đạo chớ không lo cho có lợi lộc hay không có lợi lộc. Vì lo sống tốt hợp đạo lý, gieo nhân lành cho nên kết quả được cuộc đời sang trọng suông sẽ mà không cần phải cầu lo làm gì.
- "Quân tử kiến cơ nhi tác." Quân tử xem cơ màu mà động tác. Cơ là phần tinh vi nảy ra lúc sắp động. Người quân tử phải xem xét suy nghĩ cho cẩn thận để lúc làm việc gì thì biết rõ cái cơ có làm được hay không. Có cái cơ làm được mà không làm là dại dột, chưa có cái cơ làm được mà làm cũng là dại dột, không phải là người quân tử.
Học làm quân tử thì phải thành thật, không bao giờ tự dối mình mà làm hại cái biết của mình.
Muốn là quân tử thì phải giữ đủ cả phần chất phác ở trong và phần văn hoa ở ngoài, đừng để chênh lệch phần nào. Chất phác mà quá hơn văn vẻ là thô lỗ, văn vẻ mà quá hơn chất phác là hào nháng bề ngoài, trong không có gì là thực. Bởi vậy, văn và chất phải đều nhau, đừng để bên nọ hơn bên kia thì mới thật là người quân tử.
Cái phẩm giá của bậc quân tử hoàn toàn cao quí như thế, sự học rộng như thế, không thể lấy cái tư cách của hạng người tầm thường chỉ bo bo những việc thiển cận mà ví được. Vậy người đi học, muốn theo đạo của người quântử thì cần phải cố gắng nhiều lắm vậy.
(Theo Nho giáo của Trần Trọng Kim)
hieu239- Cấp giáo viên
- Tổng số bài gửi : 237
Join date : 04/03/2010
Re: Quân Tử và Tiểu Nhân dưới cái nhìn của Khổng Tử.
Cho tui bổ sung một câu:
Quân tử phòng thân, tiểu nhân phòng bị gậy: có nghĩa là quân tử thì đánh tay không, còn tiểu nhân thì chơi dzũ khí , ko biết có phải dzậy ko ta?
Quân tử phòng thân, tiểu nhân phòng bị gậy: có nghĩa là quân tử thì đánh tay không, còn tiểu nhân thì chơi dzũ khí , ko biết có phải dzậy ko ta?
huaxuanthien- Cấp lớp trưởng
- Tổng số bài gửi : 97
Join date : 22/03/2010
Age : 45
Đến từ : HCMC
Similar topics
» Can tuyen Nhan vien Phong Nhan Su
» Câu đố nhấp nhấp - trên dưới
» Câu đố động não: trò Trúc xanh - nhìn hình đoán ca dao tục ngữ
» Tiêu chuẩn giáng cấp
» Các tiêu chí để post bài theo đúng chuyên mục
» Câu đố nhấp nhấp - trên dưới
» Câu đố động não: trò Trúc xanh - nhìn hình đoán ca dao tục ngữ
» Tiêu chuẩn giáng cấp
» Các tiêu chí để post bài theo đúng chuyên mục
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Sun 24 Mar 2013, 10:08 pm by khidot
» Games Kiếm Thế là nhất !
Tue 10 Apr 2012, 2:40 pm by khachsaoqua
» Chuyện khó đỡ !
Tue 10 Apr 2012, 2:35 pm by khachsaoqua
» Sếp hỏi nhân viên
Tue 10 Apr 2012, 2:30 pm by khachsaoqua
» Đặc sản Nhung hươu xứ nghệ
Tue 10 Apr 2012, 2:25 pm by khachsaoqua
» Họp nhóm đi thiên đường biển xanh Sihanouk ville-Cambodia
Sat 28 Jan 2012, 8:35 pm by zukensgp
» Tình hình quỹ lớp tính đến ngày 20/11/2010
Wed 16 Nov 2011, 7:29 pm by tina
» Truyện ngắn ngủn: Niềm Tin
Sun 23 Oct 2011, 12:30 pm by hieu239
» Ngực bỗng nhiên “xì hơi”
Mon 10 Oct 2011, 2:59 pm by tu