VTS-12A5-Year1994-1997
Chào mừng bạn đến với Diễn đàn A5 trường PTTH Võ Thị Sáu khóa 94-97
Bạn click vào "Đăng nhập" để truy cập diễn đàn.
Nếu chưa có tài khoản đăng nhập, vui lòng "Đăng ký" thành viên.

Join the forum, it's quick and easy

VTS-12A5-Year1994-1997
Chào mừng bạn đến với Diễn đàn A5 trường PTTH Võ Thị Sáu khóa 94-97
Bạn click vào "Đăng nhập" để truy cập diễn đàn.
Nếu chưa có tài khoản đăng nhập, vui lòng "Đăng ký" thành viên.
VTS-12A5-Year1994-1997
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Góp ý cho cái mục góp ý
Vòng quanh thế giới võ thuật I_icon_minitimeSun 24 Mar 2013, 10:08 pm by khidot

» Games Kiếm Thế là nhất !
Vòng quanh thế giới võ thuật I_icon_minitimeTue 10 Apr 2012, 2:40 pm by khachsaoqua

» Chuyện khó đỡ !
Vòng quanh thế giới võ thuật I_icon_minitimeTue 10 Apr 2012, 2:35 pm by khachsaoqua

» Sếp hỏi nhân viên
Vòng quanh thế giới võ thuật I_icon_minitimeTue 10 Apr 2012, 2:30 pm by khachsaoqua

» Đặc sản Nhung hươu xứ nghệ
Vòng quanh thế giới võ thuật I_icon_minitimeTue 10 Apr 2012, 2:25 pm by khachsaoqua

» Họp nhóm đi thiên đường biển xanh Sihanouk ville-Cambodia
Vòng quanh thế giới võ thuật I_icon_minitimeSat 28 Jan 2012, 8:35 pm by zukensgp

» Tình hình quỹ lớp tính đến ngày 20/11/2010
Vòng quanh thế giới võ thuật I_icon_minitimeWed 16 Nov 2011, 7:29 pm by tina

» Truyện ngắn ngủn: Niềm Tin
Vòng quanh thế giới võ thuật I_icon_minitimeSun 23 Oct 2011, 12:30 pm by hieu239

» Ngực bỗng nhiên “xì hơi”
Vòng quanh thế giới võ thuật I_icon_minitimeMon 10 Oct 2011, 2:59 pm by tu

Top posters
domanhtien (324)
Vòng quanh thế giới võ thuật I_vote_lcapVòng quanh thế giới võ thuật I_voting_barVòng quanh thế giới võ thuật I_vote_rcap 
hieu239 (237)
Vòng quanh thế giới võ thuật I_vote_lcapVòng quanh thế giới võ thuật I_voting_barVòng quanh thế giới võ thuật I_vote_rcap 
tu (211)
Vòng quanh thế giới võ thuật I_vote_lcapVòng quanh thế giới võ thuật I_voting_barVòng quanh thế giới võ thuật I_vote_rcap 
dongbai (145)
Vòng quanh thế giới võ thuật I_vote_lcapVòng quanh thế giới võ thuật I_voting_barVòng quanh thế giới võ thuật I_vote_rcap 
zukensgp (139)
Vòng quanh thế giới võ thuật I_vote_lcapVòng quanh thế giới võ thuật I_voting_barVòng quanh thế giới võ thuật I_vote_rcap 
khachsaoqua (97)
Vòng quanh thế giới võ thuật I_vote_lcapVòng quanh thế giới võ thuật I_voting_barVòng quanh thế giới võ thuật I_vote_rcap 
huaxuanthien (97)
Vòng quanh thế giới võ thuật I_vote_lcapVòng quanh thế giới võ thuật I_voting_barVòng quanh thế giới võ thuật I_vote_rcap 
cophuoc (70)
Vòng quanh thế giới võ thuật I_vote_lcapVòng quanh thế giới võ thuật I_voting_barVòng quanh thế giới võ thuật I_vote_rcap 
Tu Ba (61)
Vòng quanh thế giới võ thuật I_vote_lcapVòng quanh thế giới võ thuật I_voting_barVòng quanh thế giới võ thuật I_vote_rcap 
diem nguyen (60)
Vòng quanh thế giới võ thuật I_vote_lcapVòng quanh thế giới võ thuật I_voting_barVòng quanh thế giới võ thuật I_vote_rcap 

Kết quả sổ xố

Vòng quanh thế giới võ thuật

Go down

Vòng quanh thế giới võ thuật Empty Vòng quanh thế giới võ thuật

Bài gửi  dongbai Sun 25 Apr 2010, 10:16 pm

Vòng quanh thế giới võ thuật Choyleefut
Thái Lý Phật
Thái Lý Phật Quyền được xem là một danh phái trong 13 danh quyền lưu truyền tại Quảng Châu, Phật Sơn, Phiên Ngung (Việt Nam) [1], Giang Môn, Hồng Kông, Ma Cao, và các nước trong khu vực bắc Mỹ, Canada.

Môn này do Trần Hưởng (1805 hay 1814 - 1875) [2] [3] người Củng Bắc, Kinh Mai, Tân Hội, Quảng Đông sáng tạo ra vào cuối triều nhà Thanh. Xuất thân là con nhà nông, năm 12 tuổi ông đi theo chú ruột là Trần Viễn Hộ [4] học Phật Gia Quyền; khi trưởng thành, năm 19 tuổi, ông lại theo Lý Hữu Sơn [5] - sư tổ của Lý Gia Quyền, học Lý Gia Quyền. Sau này khi đi xa để tìm thầy học thêm, ông đã bái sư để làm môn đệ của Thái Phúc [6] - sư tổ của Thái Gia Quyền, nguyên trước kia là một thiền tăng của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam đã hoàn tục và đang ở ẩn tại núi La Phù (Laufau Shan) giáp ranh vùng Móng Cái biên giới Việt Nam mà nơi đây trước kia chính là nơi phát tích ra dòng Hồng Gia Quyền La Phù Sơn.

Năm 34 tuổi, Trần Hưởng trở về quê và mở trường dạy võ. Ông đã nghiên cứu chuyên tâm quyền pháp của ba nhà Thái Gia, Lý Gia, và Phật Gia rồi tích hợp những tinh hoa thành một danh phái mới được gọi là Thái Lý Phật quyền.
( trích từ wiki)

Hiện nay Thái Lý Phật sơ khởi chia làm 3 nhánh :
+ Nhánh thứ nhất từ Đại sư Trần Hưởng được xem là nguyên bản Thái Lý Phật.
+ Nhánh thứ 2 từ Thần Thủ Đàm Tam danh xưng là Bắc Thắng Thái Lý Phật.
+ Nhánh thứ 3 từ Danh sư Hùng Thắng danh xưng là Hùng Thắng Thái Lý Phật ( tớ học theo dòng này.)
Bắc Thắng Thái Lý Phật ( Buksing Choy Lee Fut ), nhánh này xuất phát từ Thần thủ Đàm Tam và nổi tiếng nhất trên trang youtube hiện giờ là võ quán của Sifu Shane Lacey, đặc điễm quyền pháp cương mãnh, nhập nội cực nhanh , sở trường tuyệt kỹ tay báo, bay nhảy nhiều.
Video clip phân thế của Nhánh Bắc Thắng Thái Lý Phật do đích thân sifu Lacey biểu diễn từ đại hội của môn phái Thái Lý Phật được tổ chức tại Singapore ( năm nào không rõ ).

https://www.youtube.com/user/sifufrank#p/u/89/KxfmmClrnAo

Tại Sài Gòn - Việt Nam có võ quán Lệ Chí của cố lão võ sư Đặng Tây hay còn gọi là Sấy Bạc mà người ta thường biết đến đoàn lân Thắng Nghĩa Đường. Bây giờ do võ sư Huỳnh Chí Dân hay còn gọi là A Mành nắm giữ chức trưởng môn.

https://www.youtube.com/watch?v=OWNXHjpL4ZU

Ngoài ra còn một võ quán Bắc Thắng Thái Lý Phật tại một ngôi chùa khu vực quận 10 của một sư phụ trẻ tuổi còn gọi là Sư Minh, võ sư nổi tiếng với trình độ về khí công , nội công, nghạnh công. Màn đặc sắc nhất là dùng yếu hầu bẻ gãy dao Thái Lan và chẻ sầu riêng bằng gót chân. Video clip sau đây do võ sư biểu diễn Túy Quyền ( phút thứ 7 ) trong event Cửu Long Tranh Bá.

https://www.youtube.com/watch?v=bC9xpx2_MJ0
dongbai
dongbai
Cấp lớp trưởng
Cấp lớp trưởng

Tổng số bài gửi : 145
Join date : 06/03/2010
Age : 44

Về Đầu Trang Go down

Vòng quanh thế giới võ thuật Empty Khẩu quyết Vịnh Xuân Quyền

Bài gửi  dongbai Fri 30 Apr 2010, 9:25 am

Xưa nay, trong các môn qui võ phái Trung Hoa, Khẩu quyết hay còn gọi là Yếu pháp, Yếu lĩnh, chỉ được tông truyền cho chính truyền nhân kế thừa, do vậy, phần Yếu pháp luôn là bí mật của các môn phái.
Tài liệu này được phổ biến ra để cho những người đồng môn (Vịnh Xuân quyền) tham khảo và do vậy cũng khó có thể truy nguyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Vòng quanh thế giới võ thuật Yim_wingchun%E4%B8%A5%E8%A9%A0%E6%98%A54618467236876e98d8f1



Mục lục [ẩn]
1 少林詠春拳要法 Thiếu Lâm Vịnh Xuân Quyền Yếu Pháp
2 詠春拳要法歌訣 – VỊNH XUÂN QUYỀN YẾU PHÁP CA QUYẾT
2.1 葉問宗師並無歌訣留下 – Diệp Vấn Tôn Sư Tịnh Vô Ca Quyết Lưu Hạ
2.1.1 葉問口訣 – Diệp Vấn Khẩu Quyết
2.1.2 適用口訣 – Thích Dụng Khẩu Quyết
2.1.3 用力三論 – Dụng Lực Tam Luận
2.1.4 中門論 – Trung Môn Luận
2.1.5 戰鬥法 – Chiến Đấu Pháp
2.1.6 勁法 – Kình Pháp


[sửa] 少林詠春拳要法 Thiếu Lâm Vịnh Xuân Quyền Yếu Pháp
1.拳不離心

Quyền bất ly tâm
2 tay quyền luôn nằm tại Trung Tâm Tuyến 中心線 (Tý Ngọ Tuyến 子午線)
2.足不離地

Túc bất ly địa
2 chân không rời đất
3.速度制拙力– 角度制速度

Tốc độ chế chuyết lực - Giác độ chế tốc độ
Lấy nhanh nhẹn chống lại sức mạnh – lấy góc độ chống lại sự nhanh nhẹn (đổi trục, đổi góc)
4.借力論-借用他力 - 破力不运力

Tá lực luận - tá dụng tha lực – phá lực bất vận lực
Về chuyện mượn sức (lực), phải biết mượn sức (lực) từ bên ngoài (của đối phương) chống đỡ đối phương – nghĩa là phá sức bất vận sức (buông lỏng)
5.捨力論-捨棄拙力- 的力量

Sả lực luận - sả khí chuyết lực - đích lực lường
Không vận sức (không dùng chuyết lực: lực vụng về) mới vận sức tận lực (phát kình發勁)
6.简異制複杂 - 自然破詞章

Giản dị chế phức tạp - Tự nhiên phá tự chương
Sự đơn giản là bí quyết chế ngự sự phức tạp – vô chiêu thắng hữu chiêu, nghĩa là thuận theo thế tự nhiên
7.直路制橫直 -橫直制直路

Trực lộ chế hoành lộ - hoành lộ chế trực lộ
Đường thẳng chế đường cong - đường cong chế đường thẳng
8.來留去送 (來迎去送)

Lai lưu khứ tống (Lai nghinh khứ tống)
Đến thì đón, đi thì tiễn biệt
9.问手護手(护手)不分別

Vấn thủ Hộ thủ bất phân biệt (trong Vấn có Hộ)
Công thủ là một (trong phép Thủ có phép Công)
10. 無手不歸

Vô thủ bất qui
Dùng đường tròn hóa kình thì quyền pháp lưu loát liên tục không cần rút tay về (hồi qui)
11.脱手直衝

Thoát thủ trực xung
Dùng đường thẳng khi xuất quyền tấn kích đối phương thật cấp kỳ sau khi thoát kiều



[sửa] 詠春拳要法歌訣 – VỊNH XUÂN QUYỀN YẾU PHÁP CA QUYẾT
[sửa] 葉問宗師並無歌訣留下 – Diệp Vấn Tôn Sư Tịnh Vô Ca Quyết Lưu Hạ
[sửa] 葉問口訣 – Diệp Vấn Khẩu Quyết
• 念頭不正,終生不正

Niệm đầu bất chính, chung sinh bất chính
Nhập môn luyện Tiểu Niệm Đầu cho đúng, nếu sai sau này sẽ sai hết
• 念頭主手(一說守),尋橋主腳(與步)

Niệm đầu chủ thủ (nhất thuyết thủ), tầm kiều chủ cước (dữ bộ )
Bài Tiểu Niệm Đầu chủ luyện tay – Thủ pháp (thuyết khác nói là luyện phòng thủ), bài Tầm Kiều chủ luyện chân (đòn đá – Cước pháp) và bộ pháp (luyện bộ hình di chuyển)
• 標指不出門 (拳法)

Tiêu chỉ bất xuất môn (quyền pháp )
Bài Tiêu chỉ truyền dạy môn đồ thân tín trong môn phái
• 來留去送,甩手直衝

Lai lưu khứ tống, sủy thủ trực hành
Đối phương đến thì đón lại đi thì tiễn biệt, không theo tay địch, tay địch rời tay ta và sơ hở Trung Tâm Tuyến thì nên đánh thẳng vào đó liền tức thì.
• 撳頭扢尾,撳尾扢頭,中間(飄)膀起

Khấm đầu cột vĩ, khấm vĩ cột đầu, trung gian (phiêu ) bàng khởi
Đối phương đè phần đầu thì phần dưới nổi lên (cứu ứng), đè phần dưới thì phần đầu nổi lên (cứu ứng), ngay từ đầu ở một bên mà giữ vững Trung Tâm Tuyến
• 正身子午,側身以膊(為子午)

Chính thân Tý Ngọ, trắc thân dĩ bác (vi Tý Ngọ)
Thân thủ phải luôn ở trên Trung Tâm Tuyến là trục Tý Ngọ Tuyến, khi nghiêng thân người cũng phải luôn nhớ lấy Tý Ngọ Tuyến (Trung Tâm Tuyến) làm chuẩn trong phép công thủ
• 朝面追形,而(追形)不追手,以形補手,以手補形

Triều diện truy hình, nhi (truy hình) bất truy thủ, dĩ hình bổ thủ, dĩ thủ bổ hình
Ngay khi đối phương vừa xuất đầu lộ diện, ngay lập tức (theo sát đối phương) không theo tay, do lấy hình tư thức đối phương căn cứ mà biết được tay của đối phương, ngược lại nhờ tay đối phương mà biết được hình đối phương cử động
• 力由地起,拳由心發,手不出門(手不離午)

Lực do địa khởi, quyền do tâm phát, thủ bất xuất môn (thủ bất li ngọ)
Kình lực xuất phát từ dưới đất (nơi 2 bàn chân và bộ tấn), quyền phát từ nơi tâm ý, khi thủ nhớ không ra ngoài cửa (khi phòng thủ nhớ không xa rời trục Tý Ngọ Tuyến) - ở đây ý nói 2 tay không nên đưa xa rời ra ngoại thân và Trung Tâm Tuyến Chính Thân
• 避實擊虛 (遇實則卸,見虛即進)

Tị thực kích hư (ngộ thực tắc tá, kiến hư tức tiến)
Tránh thực mà đánh cái hư (gặp cái thực thì bỏ tránh đi, gặp cái hư thì tiến tới) - ở đây ý nói đối phương thực (mạnh) thì ta hư (tránh né), đối phương hư (yếu hơn) thì ta thực (đánh thẳng tới)
• 畏打(終)須打,貪打(終)被打。(不畏打,不貪打)

Uỷ đả (chung) tu đả, tham đả (chung) bị đả. (bất ủy đả, bất tham đả)
Sợ đánh nhau cuối cùng cũng phải đánh nhau, thích đánh nhau cuối cùng lại bị đánh (không sợ đánh, không ham đánh) - Ở đây ý nói phải để cho tâm ý tĩnh lặng không lo lắng vào việc đánh hay không đánh đối phương
• 轉馬手先行。上馬手先行。(轉馬上馬,樁手先行)

Chuyển mã thủ tiên hành. Thượng mã thủ tiên hành. (chuyển mã thượng mã, trang thủ tiên hành)
Thay đối bộ vị và phương hướng (di chuyển bộ hình) thì tay cũng phải theo trước tiên. Tiến bộ lên thì tay cũng phải lên theo. (di chuyển mã bộ, tay cũng phải đi theo)
•留情不出手,出手不留情。(留情不打,打不留情)

Lưu tình bất xuất thủ, xuất thủ bất lưu tình. (lưu tình bất đả, đả bất lưu tình)
Đã còn lưu luyến tình cảm thì đừng ra tay đánh, hễ ra tay đánh thì không được lưu luyến tình cảm. (còn giữ tình cảm thì không đánh, hễ đánh thì không cần giữ tình cảm gì nữa)
• 不挑不格,消打同時

Bất thiêu bất cách, tiêu đả đồng thì
Không biết dẫn dụ đối phương thì chưa phải là biết võ, khi ra tay đánh thì phải đồng thời biết phép biến hóa - Ở đây ý nói trong võ thuật phải biết dẫn dụ đối phương, biết ra tay đánh người thì cũng phải biết phép biến hóa khi đối phương phản ứng lại
[sửa] 適用口訣 – Thích Dụng Khẩu Quyết
• 枕手橋上過,攤手中門內,伏手控外門

Chẩm thủ kiều thượng quá, than thủ trung môn nội, phục thủ khống ngoại môn
Chẩm thủ là thế chưởng vỗ xuống tay địch rồi mượn sức địch đánh trả, Than thủ là tay đưa ra chiếm Trung Môn, Phục thủ chiếm ra ngoài (Ngoại Môn) rồi tay kia còn lại đánh trả. Có thể hiểu thêm là khi gối tay (Chẩm thủ) thì tay phải luôn nằm trên Kiều Thủ của đối phương, khi tản (gạt) tay đối phương nhớ phòng thủ Trung Tâm Tuyến Nội Thân, khi đè (phục) tay đối phương phải làm chủ được bên ngoài thân - Ở đây ý nói tay của ta phải luôn nằm trên tay đối phương và phải luôn giữ điểm trọng yếu là Trung Tâm Tuyến và bao quát bên ngoài thân (tức là kiểm soát các góc độ xoay chuyển)
• 膀手不留橋,間手破中出,構手枕伏化

Bàng thủ bất lưu kiều, gian thủ phá trung xuất, cấu thủ chẩm phục hóa
Dùng Bàng thủ thì không cần giữ tay đối phương lâu, cần len tay đánh vào khoảng không gian giữa trong thân đối phương, khung tay (khuôn tay quyền) phải luôn trên tay đối phương và ẩn giấu kình lực đi khi biến hóa
• 膀手非手,錯膀非錯

Bàng thủ phi thủ, thác bàng phi thác
Khi dùng Bàng thủ chống đỡ Kiều thủ đối phương, không thể không rõ cách dùng Bàng thủ
[sửa] 用力三論 – Dụng Lực Tam Luận
• 捨力論-捨棄拙力

Sả lực luận - sả khí chuyết lực
Về chuyện không dùng sức (lực), phải vứt bỏ hết chuyện dùng sức (lực) vụng về
• 卸力論-卸去來力

Tá lực luận - tá khứ lai lực
Về chuyện cởi bỏ việc dùng sức (lực), phải cởi bỏ việc dùng sức (lực) chống sức (lực) đến từ đối phương
• 借力論-借用他力

Tá lực luận - tá dụng tha lực
Về chuyện mượn sức (lực), phải biết mượn sức (lực) từ bên ngoài (của đối phương) chống đỡ đối phương
[sửa] 中門論 – Trung Môn Luận
• 中門論-人體中門最弱,是攻擊目標,也是重點守護的地方。手由心發,上至頭頂,中為心窩,下達胯襠。老洪拳、羅漢拳、鶴拳(包括空手道),則分四門八方。詠春則重中門內外。

Trung môn luận - nhân thể trung môn tối nhược, thị công kích mục tiêu, dã thị trọng điểm thủ hộ đích địa phương. Thủ do tâm phát, thượng chí đầu đỉnh, trung vi tâm oa, hạ đạt khóa đang. Lão Hồng quyền - La Hán quyền - Hạc quyền (bao quát không thủ đạo), tắc phân tứ môn bát phương. Vịnh Xuân tắc trọng trung môn nội ngoại.
Bàn về Trung môn - trung môn là nơi yếu nhất trên cơ thể con người, thường là mục tiêu bị tấn công nhiều, cần phải luôn phòng thủ những nơi trọng yếu. Tay ra đòn do tâm trí phát động, ở trên thì có đỉnh đầu, giữa thì là nơi quả tim, dưới thì là nơi háng đùi và huyệt Trường Cường. Các môn Lão Hồng quyền - La Hán quyền - Hạc quyền (và cả Không Thủ Đạo), lấy nguyên tắc bốn phương tám hướng. Vịnh Xuân lấy nguyên tắc Trung Môn Nội Ngoại trong phép công thủ
• 直線論-兩點之間,直線最短

Trực tuyến luận - lưỡng điểm chi gian, trực tuyến tối đoản
Bàn về Trực tuyến - có 2 điểm phân chia, thì trực tuyến là đường ngắn nhất trong phép công thủ
• 子午論-用中守中

Tý Ngọ luận - dụng trung thủ trung
Bàn về trục Tý Ngọ - áp dụng Trung (Tâm Tuyến) thì phải phòng thủ từ Trung (Tâm Tuyến).
• 失午論-身手步全論

Thất ngọ luận - thân thủ bộ toàn luận
Bàn về trục Thất Ngọ - áp dụng thân thủ toàn bộ
[sửa] 戰鬥法 – Chiến Đấu Pháp
• 問路尋橋手先行

Vấn lộ tầm kiều thủ tiên hành
Dò đường tìm tay (Kiều thủ) của đối phương phải dùng tay đi trước - nghĩa là khi mới vào trận chưa tấn công được đối phương thì nên tìm cách bắc cầu (tầm kiều) với một vài bộ phận trên cơ thể đối phương bằng cách dụ đối phương chạm tay với ta
• 手黐手,無訂(地方)走

Thủ li thủ, vô đính (địa phương) tẩu
Dùng phép dính tay để bám sát đối phương, không để đối phương chạy thoát
• 用巧勁,避拙力-即借力

Dụng xảo kình, tị chuyết lực - tức tá lực
Dùng Kình khéo léo, tránh dùng Lực vụng về (Chuyết Lực) - tức là mượn (Tá 借) lực đối phương khi thực hiện phép Li Thủ
• 迫步追形

Bách bộ truy hình
Trong vòng 100 bước phải theo sát (truy bức) đối phương - nghĩa là không cho đối phương một giây cơ hội phản công hồi kích hay bỏ chạy thoát khi thực hiện phép Li Thủ
[sửa] 勁法 – Kình Pháp
• 捨拙力 - 捨棄不必要之力量

Sả chuyết lực - sả khí bất tất yếu chi lực lường
Bỏ hết lực vụng về - bỏ hết không còn gì tức không cần dùng đến lực (sức mạnh) do thể xác - ở đây có nghĩa là không dùng sức mạnh bề ngoài của kẻ bì phu (cơ bắp)
• 卸來力 - 卸減他人來攻的力量

Tá lai lực - tá giảm tha nhân lai công đích lực lường
Mượn lực đến từ bên ngoài - mượn lực của người bên ngoài (đối phương, ngoại nhân) mới chính là biết dùng sức lực
• 借他力 - 來留去送

Tá tha lực - lai lưu khứ tống
Phải mượn sức từ bên ngoài của địch nhân - đến thì đón đi thì tiễn biệt - ở đây nghĩa là không nên dùng sức đánh ngoại nhân mà nên dùng sức đối phương đánh lại đối phương cho nên đến thì đón (nương theo sức đối phương mà kéo) mà đi thì tiễn (mượn sức đối phương hồi về mà trả lại).
• 施巧勁 - 甩手直衝

Thi xảo kình - sủy thủ trực hành
Nên thực hiện kình khéo léo - buông lỏng đôi tay giống như ném thẳng ra khi phát kình (không theo tay địch, không dùng chuyết lực kháng lại sức địch)
dongbai
dongbai
Cấp lớp trưởng
Cấp lớp trưởng

Tổng số bài gửi : 145
Join date : 06/03/2010
Age : 44

Về Đầu Trang Go down

Vòng quanh thế giới võ thuật Empty BUSHIDO - VÕ SĨ ĐẠO

Bài gửi  dongbai Thu 13 May 2010, 9:37 pm

Vòng quanh thế giới võ thuật 2953997667_bc1946a0b2_m1

Tinh thần võ sĩ đạo


Từ ngàn xưa, bên cạnh những hiện tượng thiên nhiên như động đất, núi lửa, sóng thần luôn đe doạ cuộc sống của người Nhật thì họ còn phải đối phó với nạn giặc dã, cướp bóc, các lãnh chúa (Daimyo) cát cứ ở các cùng thôn tính lẫn nhau. Hoàn cảnh sống phải luôn đấu tranh với ''kẻ thù bốn chân và hai chân'' làm nảy sinh niềm tin vào thần linh để cầu mong sự che chở nhưng đồng thời cũng tạo cho người Nhật xưa một bản năng tự vệ tích cực. Từ đó sớm hình thành tinh thần thượng võ. Việc rèn luyện võ nghệ để bảo vệ làng xóm, gia tộc đã trở thành lý tưởng của tầng lớp thanh thiếu niên và từ đó sớm hình thành tầng lớp võ sĩ....

Dưới thời Mạc Phủ Tokugawa, có hơn hai thế kỉ hầu như không có chiến tranh. Nền kinh tế thị dân ngày càng phát triển cùng với những luồng tư tưởng mới và khoa học, kỹ thuật tràn từ bên ngoài vào, nhất là từ Hà Lan,Trung Quốc. Tình hình kinh tế -xã hội đương thời có những yêu cầu mới đặt ra phải giải quyết. Cuộc sống hoà bình và những chuyển biến mới trong xã hội cần nhiều nhân tài có học để cai trị hơn là chỉ giỏi võ nghệ.Trong tình hình mới, tầng lớp võ sĩ, lực lượng nòng cốt của chính quyền Shogun phải tinh thông cả văn lẫn võ.Giai cấp thống trị phải dựa vào tầng lớp samurai nhưng mặt khác cũng rất nhạy cảm với yêu cầu mới của thời đại. Từ đó các Shogun thường khuyên bảo thuộc hạ của mình ''tay trái cầm sách, tay phải cầm kiếm'' và đừng quên ''văn ôn võ luyện''. Để giải quyết điều này, giáo thuyết về cách xử thế của người võ sĩ ra đời, được gọi là đạo võ sĩ (BUSHIDO).Có thể nói võ sĩ đạo là sự dung hoà nhạy bén giữa cái cũ và cái mới. Thực chất đấy là những giáo lý văn trị dựa trên cơ sở tinh thần thượng võ của giai cấp vũ sĩ, không phủ nhận vai trò, bổn phận của người võ sĩ.

Theo học giả Inazo Nitobe giải thích thì đạo võ sĩ là đạo luật ghi rõ những phương châm sinh tồn và phát triển ,tiến hoá của hạng người có tinh thần thượng võ. Là tín đồ của đạo võ sĩ, phải thực hành đúng những phương châm căn bản đó. Song bộ luật võ sĩ dưới cái tên Bukeshohatto(vũ gia chư pháp độ)không có hình thức nhất định. Phương châm của đạo võ sĩ là những câu châm ngôn thường được truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác của những nhà thông thái và các võ sĩ có tên tuổi trong nước lưu truyền lại.
Giáo lý của đạo võ sĩ có tám đức tính căn bản nhất mà người vó sĩ phải rèn luyện:

- Đức ngay thẳng: Giúp cho con người quyết định công việc một cách nhanh chóng, thẳng thắng, hợp với lẽ phải không trái với lương tâm.Nếu cần phải chết để bảo toàn danh dự thì cũng sẵn sàng. Đứng trước một trường hợp khó khăn, phải biết lấy trí khôn mà suy xét, đừng trốn tránh bổn phận làm người.

- Đức dũng cảm: Giám xông vào nơi nguy hiểm, ác liệt nhất của trận chiến và hy sinh thân mình, đó là việc dễ và chỉ là nhiệm vụ của con nhà võ bình thường. Còn thực chất của đức dũng cảm là biết sống khi cần phải sống, biết chết khi nào cần thiết.Thấy việc nghĩa không làm, không phải là dũng cảm. Đức tính này phải được rèn luyện từ nhỏ. Con trai của người võ sĩ cần được luyện tập, chịu đói khát, khổ sở để khôn lớn, xông pha vào
cuộc đời để khỏi bỡ ngỡ. Luyện tập được tính dũng cảm, bình tĩnh thì lúc gặp nguy nan vẫn sáng suốt.

- Đức nhân từ: Là tình thương rộng lượng, nhân ái, là đức tính cao cả nhất của người võ sĩ. Nếu như tính ngay thẳng ,công bằng và dũng cảm là những đức tính nam nhi thì lòng nhân từ có cái mềm mại làm nên sức mạnh nữ giới. Nhưng cái nhân từ của người võ sĩ cũng không giống như đức nhân từ của người phụ nữ."Nếu ngay thẳng quá đáng thì trở thành thô bạo, nếu nhân từ quá mức sẽ trở nên nhu nhược''.Vì vậy những người dũng cảm nhất là những người dịu dàng nhất, và những người giàu tình thương chính là những người dám chiến đấu dũng cảm.Cái dịu dàng, lòng nhân hậu của người võ sĩ bao gồm cả hành động vì nghĩa. Người võ sĩ còn biểu lộ đức nhân từ của mình đối với kẻ thù đã ngã ngựa.

- Đức lễ phép: Nếu chỉ giữ lịch sự để khỏi làm mất lòng kẻ khác thì cái lịch sự đó cũng chưa gọi là lễ phép. Lễ phép có nghĩa là làm sao cho người khác thật tình vui vẻ trước những cử chỉ lịch sự của mình. Những cử chỉ lịch sự đó phải thể hiện một cách đúng đắn đức từ bi, bác ái tự đáy lòng mình mà ra. Bạn mình khóc, mình không thể vui cười được. Nếu người khác vui thì không có lý do gì mình lại không vui theo. Nếu nói một cách tuyệt đối thì lễ phép và quan tâm đến người khác là thương người vậy.

- Biết tự kiểm soát mình:
Là biết tự kiềm chế, làm cho mình có dũng khí khác thường, làm cho xã hội vui tươi, đời sống có ý vị hơn. Những ai không tự chủ được mình để cho những điều lo lắng bên trong bộc lộ ra ngoài thì không kể là hạng người có dũng khí. Không hề tỏ ra một dấu hiệu vui mừng hay giận dỗi, đó là câu nói cửa miệng của các võ sĩ.

- Chân thực: Nếu không chân thực thì lễ phép chỉ là giả tạo và trò cười. Người võ sĩ phải có đức tính chân thực cao hơn các tầng lớp xã hội khác. Lời nói của người võ sĩ có trọng lượng như một lời hứa chắc chắn không cần văn tự, bởi vì danh dự của người võ sĩ còn cao hơn giá trị của văn tự nhiều.

- Trung thành:
Trong đạo võ sĩ, lòng trung thành rất quan trọng trong mối quan hệ chủ tớ ngày xưa.Theo đạo võ sĩ thì quyền lợi giữa gia đình và những người trong gia đình đều đồng nhất, không tách rời nhau. Song giữa gia đình và Thiên Hoàng, nếu phải hy sinh một bên thì người võ sĩ không ngần ngại hy sinh gia đình của mình để phụng sự Thiên Hoàng. Khi người võ sĩ không đồng ý kiến với chủ soái, việc làm trung thành của anh ta là tìm mọi cách để chủ soái thấy được sai lầm của mình.Người võ sĩ có thể kêu gọi lương tâm của chủ soái và bày tỏ lòng trung thành của mình bằng cả sự hy sinh, cả những giọt máu cuối cùng. Cuộc đời được coi như là phương tiện phụng sự chủ soái và lý tưởng cuộc đời có danh dự người võ sĩ.

- Trọng danh dự:
Là ý thức mạnh mẽ,sâu sắc về giá trị và thanh danh của người võ sĩ. Danh thơm của người võ sĩ là ''phần bất tử của bản thân, phần còn lại chỉ là một sinh vật". Khi người khác nói xấu mình, đừng trả thù họ mà nên suy ngĩ mình đã làm tròn bổn phận chưa? Phải biết hổ thẹn khi phạm đến điều gì tổn hại đến danh dự. Biết hổ thẹn là một trong những đức tính cần được giáo dục cho tuổi trẻ.

Xã hội Nhật Bản có ba tầng lớp chính là quý tộc, võ sĩ và nông dân, thợ thủ công. Có thể nói cách sống của tầng lớp võ sĩ có ảnh hưởng đến xã hội Nhật trong lối sống nhiều nhất. Quý tộc thì nghiêng về hình thức, nghi lễ, tầng lớp thị dân thì thích những cái gì loè loẹt, hình thức bên ngoài ''xanh xanh đỏ đỏ em nhỏ nó mừng'' còn tầng lớp võ sĩ thì chuộng sự đơn giản nhưng sâu lắng do ảnh hưởng của Thiền, họ luôn tìm thấy cái đẹp trong sự đơn giản khiết bạch. Chính tinh thần thượng võ của giới võ sĩ đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân Nhật Bản nên nhờ vậy mà nước Nhật điêu tàn sau chiến tranh trở nên một nước hùng mạnh nhất nhì thế giới, và cũng nhờ đó mà nước Nhật tiến bộ hơn hầu hết các nước Châu Á khác trước đệ nhị thế chiến. Trong khi các nước Châu Á khác lúc đó đều là thuộc địa của Phương Tây thì Nhật Bản chẳng những thoát khỏi ách đô hộ mà còn đi xâm chiếm nước khác, tất nhiên để xâm chiếm được nước khác thì trước hết mình phải mạnh mới được.
Thực chất đạo võ sĩ là sự kết hợp pha trộn, dung hoà tinh thần thượng võ vốn có của người Nhật với các yếu tố mà họ cho là tích cực từ tín ngưỡng ,tư tưởng du nhập từ bên ngoài vào.

Quá trình rèn luyện và hình thành tính cách một Samurai theo giáo lý đạo võ sĩ được thể hiện khá rõ nét và tiêu biểu ở chân dung nhân vật lịch sử Nogi Maresuke thời chiến tranh Nhật-Nga. Từ thuở lên tám ông đã được gia đình và nhà trường giáo dục một cách nghiêm ngặt để trở thành một Samurai. Thời kỳ này ảnh hưởng của nền văn minh Tây phương rất mạnh mẽ và thanh kiếm không còn là lý tưởng của nhiều thanh niên nữa. Mơ ước của Nogi là trở thành một nhà bác học, song vì là con nhà võ nên ông phải phục tùng mệnh lệnh cha là trở thành một võ sĩ. Ông đã gác gia đình sang một bên, suốt đời là một võ tướng xông pha trận mạc, không ngại hy sinh (dũng cảm). Có những lần công đồn Nga không thành công, danh dự bị tổn thương, ông định mổ bụng để giải bày khí tiết (trọng danh dự). Nhưng theo lệnh của Thiên Hoàng, Nogi không được làm điều đó. Ông vẫn tiếp tục chỉ huy chiến đấu cho đến ngày thắng quân Nga (trung thành). Khi biết các con mình hy sinh ngoài trận mạc, ông vẫn tỏ thái độ bình thản, không để lộ sự xúc động ra ngoài (biết tự kiểm soát). Nhưng dù sao ông cũng chỉ là một con người, hơn nữa lại là người võ sĩ. Trở về doanh trại, ông ngồi khóc than một mình,cảm tác những vần thơ thương nhớ con thắm thiết. Thật đúng là người dũng cảm nhất lại là người giàu tình thương nhất. Nogi được coi là một vị tướng mẫu mực trong quân đội Thiên Hoàng. Khi Nhật Hoàng mất, ông vô cùng xúc động, tự chịu lễ seppuku (mổ bụng) để được theo phục vụ chủ soái của mình đến hơi thở cuối cùng.
Thời Edo đã xảy ra một vụ việc rất nổi tiếng và sau đó trở thành đề tài cho kịch Noh, kabuki và cho đến ngày nay là đề tài cho điện ảnh. Đó là Chushingura, chuyện bốn mươi bảy samurai báo thù cho chủ rồi mổ bụng tập thể. Có thể nói đây là chuyện để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong nhân dân Nhật Bản về hình ảnh của người võ sĩ.
Tinh thần thượng võ của người võ sĩ bấy giờ được hướng vào mục đích phục vụ Thiên Hoàng, phục vụ tướng quân và đã biến thành chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Người Nhật có câu: "Hana wa sakuragi,hito wa bushi" nghĩa là trăm hoa đẹp nhất có hoa anh đào,con người đẹp nhất là người võ sĩ. Hoa anh đào vừa nở xong thì cũng vưa rụng xuống nhưng hương thơm, nhuỵ đẹp vẫn còn nguyên. Có thể nói hoa anh đào là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh cao nhưng mong manh, lung linh rất khó nắm bắt. Người võ sĩ cũng vậy, sống thì bảo toàn danh dự, trung thành với chủ soái, nếu chết thì chọn cái chết anh hùng nơi chiến trận, tiếng thơm còn lưu muôn đời. Người võ sĩ và thanh kiếm đã trở thành hình tượng trong dân chúng thời bấy giờ. Trong kho tàng truyện cổ Nhật Bản có kể câu chuyện một thiếu niên mười sáu tuổi đầu, hào hoa phong nhã, ra trận còn mang theo ống sáo và tập thơ. Giáp mặt với một võ sĩ nổi tiếng của địch, cậu thiếu niên không đáng là đối thủ ngang sức. Người võ sĩ nhanh chóng ghì được đối phương nhưng bất giác trong lòng ái ngại, muốn tha chết cho cậu bé chỉ đáng tuổi con trai mình. Nhưng cậu ta khảng khái nói:
"Không,đó là cái nhục của một võ sĩ. Ta thà vùi thây nơi chiến địa còn hơn thoát chết...'' Thế là bất đắc dĩ người võ sĩ vung kiếm lên để rồi ân hận suốt cuộc đời còn lại.

Badmonk - Journal of Asian Martial Arts .

[/quote]
dongbai
dongbai
Cấp lớp trưởng
Cấp lớp trưởng

Tổng số bài gửi : 145
Join date : 06/03/2010
Age : 44

Về Đầu Trang Go down

Vòng quanh thế giới võ thuật Empty BUSHIDO - TAMESHIGIRI ( CÁCH CHÉM THỬ KIẾM )

Bài gửi  dongbai Thu 13 May 2010, 9:40 pm

Vòng quanh thế giới võ thuật STameshigiri.1940


Nói thêm để trao đổi tư liệu về Tameshigiri


Mỗi thanh kiếm Nhật sau khi làm ra đều đựoc mang đi thử trước khi sử dụng. Ngừoi Nhật thử kiếm bằng rất nhiều cách... Nhưng đây là các cách thông dụng và cụ thể nhất :
Vòng quanh thế giới võ thuật 344_big

1 - Thử trên bù nhìn bằng rơm :
Vòng quanh thế giới võ thuật Tameshigiri_mei

Khi chém vào rơm, lực cản rất thấp, không thể lướt qua 1 cách nhẹ nhàng, mà sẽ kéo lê rơm theo từng nhát chém. Tùy từng lượng rơm bị đứt và lượng rơm bay ra, ngừoi ta sẽ đánh giá đựoc thanh kiếm có tốt về chất lựong Sau khi chém rơm thường ngừoi ta sẽ đem bù nhìn ra nhuộm dầu oliu hay nước để chém tiếp, cách thực hiện là cứ chém tiếp vào bù nhìn, và đánh giá cũng y như trên. Đây là cách thử kiếm cổ truyền, của những thanh kiếm basic, làm cho quân nhân, nên không cần chú trọng lắm đến chất lượng. Nếu thanh kiếm chém dứt nhiều rơm quá, ngừoi ta chỉ đem đi mài lại là dùng ok.

2 - Thử trên ống trúc :
Vòng quanh thế giới võ thuật Completed-bamboo-cut

- Nhật Bản có những rừng trúc rậm rạp và đó cũng là nguyên liệu chính để thử những thanh kiếm sau khi làm ra. Ngừoi thử kiếm sẽ phạt 1 nhát kiếm ngang qua ống trúc, và thử kiểu này thi` hầu hết các ống trúc đều bị gãy, nhưng điều quan trọng ở đây là vết chém để lại cái gì trên mỗi ống trúc bị chém. Chỗ chém phải thật mịn và ko để lại tì vết mới là kiếm chuẩn. Cách thử kiếm này cũng chỉ giới hạn là các thanh kiếm làm cho quân nhân binh sỹ, không có gì đặc sắt , nổi bật.

3 - Thử kiếm trên xác chết và tử tù :
Vòng quanh thế giới võ thuật Cut_thamesigiri

- Cách thử kiếm này vô cùng man rợ. Người tử tù hay xác chết sẽ bị đem treo lên và lãnh án tra tấn toàn thân. Người thử kiếm lúc này sẽ là một tên đồ tể, chém từng khúc trên cơ thể của nạn nhân bị thử. Với xác chết thì không nói làm gì , còn với tử tù, họ sẽ có 2 cách thử kiếm riêng biệt :

Cách 1
Vòng quanh thế giới võ thuật Tameshi2

Chém vào cổ truớc, kết thúc cuộc sống của tử tù sau đó mới thử kiếm. Cách này sẽ biến ngừoi tử tù nhanh chóng trở thành 1 cái xác để tiến hành thử kiếm, và cách thử cũng giống như thử trên xác chết, kiếm sẽ chém vào từng bộ phận trên cơ thể nạn nhân. Chém tử cổ tay ( dễ nhất ), đến chém ngang hông ( khó nhất ). Đánh giá bằng cách mỗi nhát kiếm chém vào phải thật ngọt, chém phải đứt, phải lìa. cái nào mà cứ để lủng lẳng xác thịt kết dính với nhau thì là kiếm không đạt tiêu chuẩn .

Cách 2
Vòng quanh thế giới võ thuật Tameshi1

Không kết liễu nạn nhân, coi thử kiếm như 1 công cuộc tra tấn khủng khiếp. Nạn nhân sẽ bị chém, đâm, chọc ngoáy từng bộ phận trên cơ thể mình, đánh giá bằng cách nào ? Nhiều ngừoi sẽ nghĩ rằng người sống càng thấy đau, thi` kiếm càng ngon ? Cái lối suy nghĩ này hoàn toàn sai .... Sau mỗi nhát kiếm (lấy ví dụ một nhát kiếm chém vào cổ tay tử tội ) Chém làm sao mà phải 2 đến 3 giây sau ngừoi tử tội mới gào lên đau đớn thảm thiết ... thi` kiếm mới đạt đến độ chuẩn, sắc của nó ( sắc để ngừoi tử tội cảm nhận đựoc nỗi đau bị dứt thịt ). Cách thử kiếm kiểu này chỉ áp dụng cho kiếm của các shogun, daimyo thôi, thời này mà thử kiểu này chắc chỉ có mấy tay biến thái bệnh hoạn man rợ ....

4 - Thử trên lá :

Cách này là một dạng đặc biệt, chỉ thử khi ngừoi làm kiếm thích ngắm thành quả của mình, cách này thông dụng. Thanh kiếm làm ra, sẽ cắm vào 1 dòng suối chảy thật siết, mỗi lá cây rơi xuống, xuôi theo dòng, vướng phải kíếm, nếu kiếm không tốt thì miễn bàn luận ở đây ... , còn nếu kiếm thật tốt, thi` lá cây sẽ bị xẻ tiếp làm đôi, và xuôi theo dòng. Thợ làm kiếm chỉ việc đứng cuối dòng suối, nhặt chiếc lá lên và ngắm thành quả của mình.

Chi tiết cách thử kiếm thứ 3:

Trong thời đại Edo, chỉ có những kiếm sĩ bậc nhất mới đựoc thử những thanh kiếm chế tạo riêng cho hoàng gia. Thông thường kiếm đựoc phân loại trước, rồi mới qua tay nguời thử kiếm . Chính vi` vậy mà không phải sợ chuyện chênh lệch trong kỹ năng khi test thử kiếm, để có thể đánh giá những thanh kiếm 1 cách công bằng nhất. Và những thanh kiếm hoàng gia đều đựoc thử trên cơ thể ngừoi. Các nhát chém vào mắt cá chân ( tabi-gata ) cho đến ngang vai, và hông ( O-kesa ). Mỗi cái tên, đựoc đặt cho các bộ phận trên cơ thể ngừoi, chính la` tên mà các nhát chém đựoc thực hiện tại nơi đấy . có 5 chỗ để test kiểm nghiện kiếm tất cả gọi là Ryu Guruma.

Các cách thực hiện thử kiếm, cũng tương tự các bài tập kata, chém chéo ( Kesa ), vuốt ngược lên ( Kiri-age ), phạt ngang ( Yoko ), va` bổ dọc (Jodan-giri, Happonme, hay Dotan ). Dễ nhất là bổ dọc và khó nhất là chém phạt ngang.

Phân loại các trường phái thử kiếm :
Vòng quanh thế giới võ thuật Blood_Spatter

- Ishi Yama Ryu
- Shinkendo
- Battodo Ryu Sei Ken
- Toyama-ryu
- Nakamura Ryu
- Mugai-ryu- MJER ( Jikishinkai )
- Sekiguchi Ryu

Cách chém mẫu :

Dotan — Dùng một lực thật mạnh, phang từ trên xuống, xuyên qua mọi vật cản.

Kasumi — 2 nhát chém liên tiếp, khi chém lìa bộ phận đầu, thì chém luôn vào cái bộ phận lìa đấy trước khi nó rơi.

Mizu Gaeshi — Giống Kasumi, khác ở cách thực hiện.

Yoko Narabi — 1 nhát chém thoải mái, chéo ngang dọc

Trích từ sách :Swords of Itsukushima Shrine .

Chưong Mục :The swords from the Heian period to Edo period - Tameshigiri
Vòng quanh thế giới võ thuật 446746077_Asain_KatanaSet_BlueTan_01.jpg.400
VIDEO CLIP CHÉM ĐÂY - RẤT ĐẶC SẮC
https://www.youtube.com/watch?v=Z8sSi1DyVcA&feature=related
https://www.youtube.com/watch?v=ujSvkeQMpOg
https://www.youtube.com/watch?v=BtBRs-zBjlg&feature=related


Badmonk .
dongbai
dongbai
Cấp lớp trưởng
Cấp lớp trưởng

Tổng số bài gửi : 145
Join date : 06/03/2010
Age : 44

Về Đầu Trang Go down

Vòng quanh thế giới võ thuật Empty Đại sư Mas Oyama - Kyokushinkai

Bài gửi  dongbai Fri 14 May 2010, 11:44 pm

Vòng quanh thế giới võ thuật Mas-oyama

Vòng quanh thế giới võ thuật Kanji

Kyokushinkai Karate (Cực Chân Không Thủ Đạo) được thế giới biết đến như một chi phái Karate cương mãnh nhất, đào luyện thể chất cá nhân mạnh nhất và xây dựng tin thần bất bại nơi tâm linh, được xây dựng bởi một người phủ đầy huyền thoại như một Karateka dũng mãnh nhất thế giới. Chi phái Kyokushin Karate được xem như một chi phái mạnh nhất trong các phái Karate hiện nay được tập luyện trên 145 quốc gia toàn cầu, khắp 4 lục địa với hơn 12 triệu thành viên chính thức đăng ký, và được hầu hết các lực lượng cảnh sát, quân đội trên thế giới xem là một phương pháp cận chiến hay nhất cho họ luyện tập.

Năm 1937, Mas Oyama được gởi sang Nhật Bản trong chương trình huấn luyện Võ bị quân sự cho thanh niên. Ông bắt đầu tập luyện Shotokan Karate và sau đó ông ghi danh tại trường Đại học Takushoko, tại nơi đây ông được nhận vào tập luyện thường xuyên hàng ngày trong suốt 2 năm liên tiếp với bậc thầy của Karate nổi tiếng nhất Nhật Bản là Gichin Funakoshi. Khi vừa 18 tuổi ông bị bắt buộc phải tòng quân vào quân đội Thiên Hoàng. Mas Oyama đã gia nhập lực lượng Butokukai và trở thành thành viên của nhóm Kihokai, một lực lượng chuyên huấn luyện cho việc xâm nhập, chiến tranh du kích trong suốt cuộc chiến.

Sau cuộc chiến tranh đệ II thế chiến, Mas Oyama được cơ may tập luyện với Võ sư So Nei Chu, một Võ sư người Hàn Quốc thuộc chi phái Goju-Ryu Karate, vị Thầy có sự ảnh hưởng lớn, quan trọng nhất trong cuộc đời võ thuật của Mas Oyama. Ngoài được luyện tập võ thuật ra Mas Oyama còn được hun đúc thêm tin thần Võ sĩ đạo Nhật Bản và thiền định theo phương pháp của Phật Giáo Trung Hoa. Vị Thầy So Nei Chu đã khuyên Mas Oyama nên đặt cuộc đời mình vào con đường võ thuật, sống trọn vẹn cho lẽ sống của Karate bằng cách vào núi Kiyosumi để tập luyện thể xác, tin thần của mình cho được trọn vẹn hơn, Oyama đã nghe theo lời khuyên đó.

Sao 18 tháng luyện tập nơi rừng sâu núi thẳm, ông quyết định trở về với cuộc sống văn minh, ông đã giao đấu hàng trăm trận với người, với mọi đối thủ cho đến khi tại Nhật hết người có đủ khả năng hay chấp nhận giao đấu với ông, và ông đã chiến thắng giải “All - Japan Karate Championships” danh dự và lớn nhất tại Nhật Bản. Sau đó ông được danh dự mời sang Hoa Kỳ để giới thiệu về môn Karate của mình, ông đem đến sự ngac nhiên cho mọi người về khả năng con người có thể làm được với Karate. Sang Hoa Kỳ ông đã làm người Phương Tây vốn quá tự hào về vóc dáng cao lớn và sức mạnh của mình và lâu nay coi thường giống dân Á Châu với thể tạng nhỏ bé phải giật mình nghĩ lại. Báo chí Hoa kỳ đã xưng tụng ông là “Thiên Thủ” (Godhand). Sau khi chán đấu với loài người vì không có đối thủ, Mas Oyama đã đấu 52 trận với bò mộng, giết chết 3 con và chặt gẩy sừng của 36 con với đôi bàn tay không.
Vòng quanh thế giới võ thuật Oyama_bull

Trong một cuộc phỏng vấn của tờ báo “Washington Times” có ấn bản cao nhất thời bấy giờ tại Hoa Kỳ, phóng viên Thomas Anderson xin ông cho biết bí mật lớn nhất đã đưa ông đến khả năng phi thường trong việc tập luyện Karate chặt bể đá, đá gảy hàng chục cây khúc côn cầu, chém gảy sừng bò .v.v.. Mas Oyama nhìn quanh căn phòng như sợ ai đó nghe được câu chuyện của mình sắp nói với anh chàng phóng viên, ông kéo anh ta lại gần và nói: “Tôi nói cho bạn biết nhé ! Bí quyết chính và duy nhất của tôi là..Mồ hôi !”.
Vòng quanh thế giới võ thuật MasOyama(1)

Sau khi về từ Hoa Kỳ, Mas Oyama chính thức mở “Dojo” (võ đạo đường) đầu tiên của mình tại Mejiro, Tokyo. Có lẽ đây chính là thời điểm mà võ công và sức mạnh của Võ sư mas Oyama lên tới đỉnh cao nhất, vì vậy cuộc tập luyện của ông tại đây được xem là đạt đến mức kinh khủng so với sức lực của con người, rất nhiều học trò của ông đến từ nhiều võ phái khác nhau, đã giúp cho Mas Oyama so sánh, gạn lọc để xây dựng môn Karate của riêng mình. Ông thao thức hoàn thành những kỹ thuật, lý thuyết và đem thử thách với nhiều đối thủ khác nhau lập nên nền móng của một môn Kyokushin đầy tính chất cương pháp phù hợp với thể tạng của ông và lối chiến đấu đầy dũng mãnh của loài sư tử (vì lý do đó mà rất nhiều võ đường Kyushinkai Karate sau này lấy tên võ đường là “Young Lion – Kyokushin Karate”).

Vòng quanh thế giới võ thuật Matsutatsu_oyama-68

Võ đường được thành lập dưới tên Oyama đầu tiên ở nước ngoài được mở bởi Võ sư Bobby Lowe tại Hawaii. Năm 1952, Mas Oyama mở cuộc biểu diễn lần đầu tại Hawaii, sau cuộc biểu diễn đầy sôi động chàng thanh niên gốc Nhật Bobby Lowe đã xin Oyama cho mình được theo tập với ông, cha của Bobby Lowe là một võ sư Thiếu Lâm vì vậy ông được tập luyện căn bản môn võ truyền thống của Trung Hoa và vài môn võ thuật khác, nhưng qua những đòn thế của Mas Oyama biểu diễn, người thanh niên đầy tự hào Bobby Lowe đã bị khuất phục một cách trọn vẹn và đã trở thành người môn đệ “Uchi -deshi” (môn sinh chân truyền, tập luyện toàn thời gian) đầu tiên của Mas Oyama.

Sau Bobby Lowe, nhóm “Wakajishi” hay là “Những con sư tử trẻ của Mas Oyama” được ra đời, vài võ sinh hiếm hoi được chính ông chọn lựa để tham gia tập luyện Karate toàn thời gian, các võ sinh phải tập luyện với ông đúng 1000 ngày để chính thức thành 1 môn sinh Karate của hệ phái Mas Oyama.

Sự xây cất toà nhà Hombu thế giới của của chi phái Mas Oyama Karate được bắt đầu xây cất vào năm 1963 và chính thức mở cửa vào năm 1964. Chính thời điểm Mas Oyama chấp nhận sự ra đời chính thức của cái tên Kyokushin với thế giới bên ngoài - Một cương phái Không Thủ Đạo đặt nặng sự luyện tập trên Thiền định (Zen), công phá (Tameshiwari) và lối cận chiến đầy va chạm theo phương pháp của ông.

Một góc cạnh đã đặt Kyokushi khác biệt với nhiều môn Karate và võ thuật khác, chính là lối “Chiến đấu với 100 người” hay là “Hyaku Nin Kumite”, được chính Mas Oyama đề xướng để thử thách khả năng tối đa của võ sinh khi chiến đấu, lòng dũng cảm và tin thần “Osu” của môn sinh mình. 1 người phải thách đấu và lần lược đấu với 100 môn sinh đối thủ khác nhau với quyết tâm đánh thắng đối phương qua mỗi hiệp 2 phút từ ngay trận đầu tiên đến trận đấu cuối cùng. Để làm cho sự việc khó khăn hơn, người đấu phải liên tiếp đánh gục, ngã, hay thắng đối thủ của mình với số điểm “Ippon” cách biệt thật cao chứ không được chỉ cố gắng chịu đòn hay đở đòn với mục đích được đứng vững trên đôi chân của mình. Riêng cá nhân 100 người lần lược giao đấu phải là người cùng hạng cân, đai đẳng, hay khả năng chiến đấu ngang với người thách đấu, chứ không phải ai cũng có thể tùy tiện tham gia.
Vòng quanh thế giới võ thuật Oyama-Sosai

Để chứng minh cho lý thuyết của mình, vị chủ soái Mas Oyama đã đánh hạ 300 đối thủ qua 3 ngày liên tiếp (100 người mỗi ngày). Ông ta muốn tiếp tục cho đến ngày thứ 4 nhưng không có đủ người chấp nhận giao đấu hay có khả năng đấu với ông. Hình như đến nay chỉ có 13 người trên toàn thế giới đã hoàn toàn vượt qua được thử thách này, những người có sức mạnh nhất về cả 2 mặt thể xác lẫn tin thần. Hai Võ sư cao cấp của chi phái Kyokushin Karate đã lần lượt hoàn thành cuộc thi đấu này, gồm có võ sư Kenji Yamaki 4 đẳng của Nhật Bản, Võ sư Francisco Filho 3 đẳng của Ba Tây đã thắng hoàn toàn cuộc thi đấu tại tổng đàn Kyokushin Nhật Bản, và được thâu trực tiếp vào phim nhựa.

Sau khi hoàn tất cuộc thi người chiến thắng qua cuộc thi “Hyaku Nin Kumite” được gia nhập vào nhóm những cao thủ đầy huyền thoại của Võ thuật Nhật Bản và thế giới Karate. Khi lối đấu “Hyaku Nin Kumite” vừa được khởi xướng, 100 người có thể giao đấu trong 2 ngày lien tiếp, mỗi ngày 50 trận nhưng Võ sư Oyama quyết định cuộc thi phải được chấm dứt trong 1 ngày duy nhất.

Ngày 1 Tháng 12, 1972, Võ sư cao đẳng Howard Collins, 7 đẳng của Anh Quốc, đã hoàn thành cuộc đấu 100 người chỉ trong thời gian kỷ lục là 4 giờ đồng hồ trong 1 ngày, từ đó trở đi tất cả mọi người ai muốn tham gia cuộc giao đấu trên phải phá kỷ lục ít hơn 4 giờ. Đối với cá nhân và quan niệm của Mas Oyama, những người vượt qua được trận đấu “Hyaku Nin Kumite” là những hiệp sĩ đạo thật sự của thời đại, chỉ cần thời gian tập luyện chuẩn bị cho trận đấu thôi cũng cần thiết một tin thần bất bại, ý chí sắt thép trong nhiều năm tháng dài.

Tuy nhiên những người vượt qua trận đấu 100 người hầu hết là những người vô cùng khiêm tốn, ít ai nghe bao giờ họ vỗ ngực xưng tên, hay báo chí viết về họ. Trong số 13 người thành công hiếm có cá nhân nào là vô địch thế giới ngoại trừ Võ sư Shokei Matsui thắng giải nhất Vô địch thế giới mở rộng lần thứ 4, và Kenji Yamaki huy chương vàng giải Vô địch thế giới lần thứ 6 tại Nhật. Nhiều nhà vô địch Karate như trường hợp hy hữu của Võ sư Makoto Nakamura, 6 đẳng, người 2 lần chiếm huy chương vàng vô địch thế giới đã thử qua nhưng lại thất bại trước đối thủ thứ 32 ngay trong lần thứ nhất. Võ sư Keiji Sampei, 6 đẳng thất bại lần thứ nhất nhưng đã thành công lần giao đấu thứ 2.

Cho đến ngaỳ hôm nay hiếm có một chi phái nào hay một môn pha có lối thử sức quá nặng nề như chi phái Kyokushin, dĩ nhiên nó không là một cuộc thi bắt buộc mà mọi người ai học Kyokushin đều phải đi qua, nhưng muốn trở thành một dân Karate thứ thiệt chính thức của Mas Oyama bạn phải vượt qua được nó, nhắm đến nó như một cái đích tiến lên để hoà nhập và trở thành một tin thần thép thật sự. Cuộc thi “Hayaku Nin Kumite” được tổ chức hàng năm tại tổ đình Kyokushin – Tại Tokyo cho đến ngày hôm nay, nhưng từ năm 1975 đến nay con số 13 người vẫn nằm yên đợi chờ, chưa ai chính thức vượt lên được con số 14.

Thiên mệnh không công bằng khi quyết định đem Mas Oyama rời khỏi đại gia đình Kyokushin của ông khi nó đang trên đà phát triển ở mức tột đỉnh nhất, dù ông được nhiều người trên thế giới cho là “Người đàn ông mạnh nhất trái đất” nhưng cá nhân ông không chiến thắng nổi cơn bạo bệnh của chính mình tại bệnh viện Tokyo với biến chứng của bệnh ung thư phổi vào tháng 4, năm 1994.

Vòng quanh thế giới võ thuật Oyama_5

Nhưng hơn gần 2 thập niên qua đi, nhưng huyền thoại Mas Oyama vẫn trường tồn, chi phái Kyokushin Karate hiện nay là một trong những chi phái Karate lớn mạnh và phổ thông nhất thế giới, được yêu chuộng bởi hầu hết các quốc gia, vạn vạn môn đồ của ông vẫn tiếp nối những bước đi chắc chắn trong việc xây dựng và gìn giữ môt di sản cả đời mà vị thầy Mas Oyama của họ đã tạo nên.

Video clip về Mas Oyama
https://www.youtube.com/watch?v=FteS-NxwXsA
Đấu với bò mộng
https://www.youtube.com/watch?v=2UMkvcPpF1Q&feature=related
dongbai
dongbai
Cấp lớp trưởng
Cấp lớp trưởng

Tổng số bài gửi : 145
Join date : 06/03/2010
Age : 44

Về Đầu Trang Go down

Vòng quanh thế giới võ thuật Empty Viết thêm về đại sư Mas Oyama

Bài gửi  dongbai Sun 16 May 2010, 12:01 pm


Vòng quanh thế giới võ thuật 312639649_abb6bb144c_m1
Mas Oyama 1923-1994


Oyama Masutatsu là một người gốc Triều Tiên, thuở nhỏ tên là Choi Yeong-eui, nhưng thường gọi bằng tên yêu thích là Choi Bae-dal. Oyama sinh năm 1923 tại Gimje, tỉnh Jeollabuk-do (North Jeolla) Nam Triều Tiên trong giai đoạn vùng đất này vẫn nằm dưới sự cai trị của Đế quốc Nhật Bản. Khi còn nhỏ Oyama được gửi tới sống trong nông trại của chị gái mình ở Mãn Châu – Trung Quốc. Năm 9 tuổi, cậu bắt đầu theo học một môn võ Trung Hoa tên là Thập Bát Thủ từ một người họ Lý đang làm việc ở nông trang này và cho đến khi trở về Triều Tiên năm 12 tuổi, Oyama tiếp tục học võ Triều Tiên.
Năm 1945, sự thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến 2, sự khinh miệt sau đó của những kẻ chiếm đóng, cùng ước vọng trở thành sĩ quan lục quân tan vỡ đã trở thành những cú sốc giáng mạnh vào cuộc đời Oyama Masutatsu. Vượt quá sức chịu đựng của một chàng trai trẻ, Oyama đã sống những ngày giang hồ, thường xuyên gây gổ với lính Mỹ đồn trú trên đất Nhật, đánh gục chúng khi chứng kiến chúng hiếp đáp phụ nữ Nhật Bản và nện những tên vô lại trên đường phố trung tâm Tokyo. Mặc dù không bị truy tố vì tự vệ chính đáng và gia đình nạn nhân đã tha thứ, nhưng việc dùng Karate gây ra cái chết của một kẻ du đãng cũng khiến Oyama khủng hoảng nặng nề muốn từ bỏ vĩnh viễn võ nghiệp. Trong những ngày này, võ sư So Nei Chu đã gợi ý Oyama nên ẩn cư để tránh xa phần còn lại trên thế giới trong vòng 3 năm nhằm phát triển võ công và khí công. Lo sợ tinh thần và kỹ pháp Karate của bản thân sẽ trở nên hoang tàn như đường phố Tokyo sau chiến tranh, lại được sự ủng hộ và khuyến khích của So Nei Chu, Oyama quyết định lên núi tu luyện bất chấp sự phản đối của hầu hết bè bạn khi họ chỉ trích chàng chọn sự nghiệp Karate giữa thời đại bom nguyên tử là điều điên rồ.
Năm 1947 Oyama đạt thành tích vô địch Karate nội dung đối kháng tại Đại hội võ thuật Nhật Bản do Enhín-kai tổ chức tại Hội đường Mauyảma, Kyoto.
Vòng quanh thế giới võ thuật Oyama-winter-fight
Dù vậy, chàng vẫn cảm thấy trống rỗng trong tâm vì chưa hoàn thành 3 năm ẩn cư. Thêm vào đó So Nei Chu đã viết thư động viên Oyama cố gắng hơn trong nỗ lực để không chỉ trở thành một võ sư Karate mạnh nhất Nhật Bản mà còn phải làm chủ được cả thể xác và tinh thần. Oyama đã quyết định vào núi Kiyosumi .Lý do khiến Oyama quyết định chọn núi Minobu bởi chàng tôn kính võ sư tiền bối Miyamoto Musashi và đặc biệt yêu thích bút pháp của Yoshikawa Eiji miêu tả samurai này trong tác phẩm cùng tên Musashi.Sinh hoạt trên núi, như tự truyện Sekai kenka ryoko (Du hành vào thế giới chiến đấu, Nhà xuất bản Kyokushinkai Karate Best Seller ấn hành lần đầu năm 1968) của Oyama thuật lại, mỗi ngày mới bắt đầu từ 4 giờ sáng khi Oyama tỉnh táo nhờ ngâm mình trong dòng suối gần đó, chạy lúp xúp về lều và tập tạ để luyện thể lực, ăn uống và đọc sách. Sau đó, vào 4 giờ chiều cho tới đêm khuya chàng luyện các đòn quyền, cước trên những thân cây đã quấn rơm quanh lều. Để chống chọi lại cảm giác đơn độc trong đêm khuya trên núi không một bóng người Oyama viết câu “bình tĩnh và hành động” hoặc vẽ một vòng tròn trên giấy dán lên bức vách lều, nhìn chăm chú để thống nhất thân tâm; ngồi quỳ dưới thác nước giá lạnh và hung dữ; treo mình trên những chùm rễ cây lơ lửng trên miệng vực và liên tục tấn công vào thân cây bằng những đòn kata. Đặc biệt, chàng nghĩ ra việc ngăn chặn ý định xuống núi bằng cách cạo rụng một bên lông mày và để râu tóc mọc tự do nhằm trở thành một con người kỳ dị xa lạ với thế giới của những con người bình thường. Khoảng 3 tháng sau khi lông mày mọc ra như cũ chàng lại cạo phía bên đối diện. Cũng trong những năm tháng này, học theo các ninja ngày xưa, chàng luyện các kỹ pháp bật nhảy, nhào lộn để tăng sự dẻo dai của cơ thể bằng cách trồng cây tầm ma, một loại cây có sức sinh trưởng mạnh, cắt ngọn còn độ hai thước và tập nhảy qua mỗi ngày 300 lần theo sự phát triển của cây; đồng thời luyện công phá cạnh tay và nắm đấm vào đá sỏi. Lần đầu tiên trong đời chàng thực cảm thấy mình đã trở nên mạnh mẽ khi dùng tay chặt vỡ đá bằng đòn shuto trong một đêm trăng. Khoảng một năm rưỡi sau đó, ngày Oyama xuống núi, những cây cối quanh căn lều của chàng đã trơ trọi, chết rụi vì những đòn quyền cước và bên lều, một đống đá nát vụn đã chất cao lên như núi.

Hạ sơn nhập thế và những kỳ tích công phu .

Vòng quanh thế giới võ thuật Masutatsu_oyama-03

Năm 1950, Oyama Masutatsu hạ sơn và tử chiến với một con bò mộng tại thành Tateyama huyện Chiba. Và bắt đầu từ đây Oyama đã trở thành huyền thoại vì những kỳ tích công phu dùng tay không hạ sát 47 con bò mộng hung dữ với 4 con chết tại chỗ và những con khác bị gãy sừng vì cú chặt cạnh bàn tay (theo một số tài liệu thì số lượng những con bò mà Oyama hạ sát là 52 con trong đó có 3 con chết tại chỗ). Cũng không hiếm lần Oyama đối mặt với tử thần. Chẳng hạn năm 1957 ở tuổi 34, Oyama suýt chết tại Mexico khi một con bò nổi điên vòng ra sau lưng húc, kéo lê và giày xéo lên người ông khi ông đã ngã xoài ra trên mặt đất. Oyama đã cố gắng hạ con bò và chặt gãy sừng nó nhưng sau đó phải nằm liệt giường 6 tháng trong khi chờ những vết thương chí mạng hồi phục.

Vòng quanh thế giới võ thuật Mass-oyama

Năm 1952, Oyama Masutatsu du hành tới Mỹ và nhận lời thách đấu trực tiếp trên truyền hình 7 trận và toàn thắng. Năm 1955 khi ông biểu diễn đòn shuto chặt bay cổ chai rượu Whisky dựng đứng mà phần thân chai bên dưới không bị đổ, ông được công chúng Mỹ đặt danh hiệu “god hand” (“Thần thủ” hay “Thánh thủ”). Chiêu thức này nhiều môn đồ của ông tại võ đường Kyokushin Karate về sau cũng luyện thành. Tháng 1 năm 1964 các võ sư Muay Thái (quyền Thái) thách đấu với Karate Nhật Bản, giới Karate Nhật từ chối vì cho là "tà đạo", nhưng Oyama nhận lời và cùng với ba môn đệ là Kurozaki, Nakamura, Ozawa sang Bangkok giao đấu. Thắng 2 trong 3 trận, giữ uy tín cho Karate Nhật Bản. Trong suốt cuộc đời của Oyama Masutatsu, ông đã đến 32 quốc gia, giao đấu với trên 270 võ sĩ tài danh và rất nhiều người trong số đó bị ông hạ gục chỉ với một cú đấm. Một trận đấu thường không kéo dài quá 3 phút, và cũng không hiếm khi chỉ dài vài giây.

Vòng quanh thế giới võ thuật Oyama_Candle_b

Sự nghiệp

Vòng quanh thế giới võ thuật Oyama_dojokun

Võ đường Kyokushin Karate

Năm 1953, Oyama mở võ đường đầu tiên của ông mang tên Oyama Dojo tại một bãi cỏ bỏ không tại Mejiro, Tokyo. Năm 1956, võ đường đúng nghĩa đầu tiên được mở tại một sân khấu Ballet cũ phía sau Đại học Rikkyo, cách 500 mét so với vị trí hiện nay của Đại Võ Đường ở Nhật và chính thức mang tên Kyokushinkai Karate. Tới 1957, có 700 thành viên thường xuyên luyện tập tại võ đường nhưng nhiều người đã bỏ đi do không chịu được sự khắc nghiệt trong tập luyện.

Vòng quanh thế giới võ thuật MasOyama_Matsushima_big

Những môn đồ thuộc các trường phái khác cũng đến tập ở đây, họ luyện đối kháng toàn diện (jisen kumite). Một trong những người dạy ở đây, võ sư Kenji Kato nói rằng họ sẽ phát hiện những điều hay từ các môn phái khác và sẽ tiếp thu bất cứ chiêu thức nào "có ích trong thực chiến". Đây chính là phương thức phát triển Karate theo cách của Oyama Masutatsu: ông học các tuyệt kỹ từ mọi môn võ và không bao giờ bó buộc mình chỉ với Karate. Nhấn mạnh đặc biệt vào tính hiệu dụng của chiêu thức, Oyama lược bỏ tất cả những gì màu mè không có ích trong thực chiến để phát triển một tinh thần võ thuật thuần khiết và cương mãnh.

Văn vũ lưỡng đạo

Vòng quanh thế giới võ thuật Masutatsu_oyama


Ở một khía cạnh khác, Oyama không chỉ là một võ sư Karate với quả đấm thép, ông còn là một cây bút xuất sắc có khả năng sáng tác mạnh mẽ. Tác phẩm What’s Karate? của ông xuất bản tại Nhật tháng 1 năm 1958 đã tạo nên kỷ lục sách bán chạy nhất tại hải ngoại. Sau tác phẩm này, Oyama còn viết 13 quyển về Kỹ thuật Karate, Tự truyện Sekai kenka ryoko (Du hành vào thế giới chiến đấu) gồm 8 quyển, Luận văn võ đạo 20 quyển. Ông còn là giám đốc của Nhà xuất bản Power Karate và giám đốc phát hành của nguyệt san tạp chí Power Karate xuất bản tại Nhật. Cho đến cuối đời, Oyama vẫn còn một công trình dang dở là cuốn Karate bách khoa từ điển được ông chấp bút từ năm 1980. Năm 1997, 3 năm sau khi ông mất tác phẩm này được học trò của ông biên soạn lại và cho xuất bản dưới nhan đề một cuốn bách khoa toàn thư Karate The unfinished Encyclopedia of Karate.
Núi Kiyoúmi ở Chiba ngày nay được xem là Thánh địa của Kyokuhinkái Karate. Ngày 20 tháng 9 năm 1995 tấm bia kỷ niệm Oyama Mautátu đã được 16 tuyển thủ ưu tú đặt vào nơi vị thầy mình từng tập luyện Karate trong cô độc.

Mặc dù nhập quốc tịch Nhật Bản, Oyama vẫn giữ quốc tịch Hàn Quốc của mình
Mas Oyama mất ngày 26 tháng 4 năm 1994 tại Tokyo, Nhật Bản
Vòng quanh thế giới võ thuật Oyama-tbv-site

Mộ của Đại sư Mas Oyama

Vòng quanh thế giới võ thuật Tony__Fred_Oyama_Shrine339174925_st

Phim Fighter in the winds tái hiện lại cuộc đời của Mas Oyama

https://www.youtube.com/watch?v=4GS0V6v9Zlo
dongbai
dongbai
Cấp lớp trưởng
Cấp lớp trưởng

Tổng số bài gửi : 145
Join date : 06/03/2010
Age : 44

Về Đầu Trang Go down

Vòng quanh thế giới võ thuật Empty Tìm Hiểu Về Samurai

Bài gửi  dongbai Wed 19 May 2010, 11:13 am

Vòng quanh thế giới võ thuật 2666637706_57b06b1e4e_m
Vòng quanh thế giới võ thuật 253633473_a11996b7d7_m




Trong tiếng Nhật, chữ Thị được đọc là Samurai (侍). Chữ Thị là chữ được ghép bởi chữ Nhân đứng(イ) trước mặt chữ Tự(寺). Nhân có nghĩa là người, Tự có nghĩa là đền, là chùa, là dinh quan ở. Nhân đứng trước trước cửa dinh quan, cửa chùa nên có ý ám chỉ là người đầy tớ, người hầu. Trong danh từ quân sự, chúng ta có thể gọi Samurai là người thị vệ, cận vệ. Hiểu như thế thì có lẽ chúng ta mới dễ dàng phân biệt được hai chữ SamuraiBushido (võ sĩ đạo). Hai chữ này tuy hai mà một và tuy một nhưng lại là hai.

Trở về thời xa xưa, khi mà gạo được xem là lương thực chủ yếu trên những hòn đảo ở phía đông châu Á, khoảng 5000 năm trước. Người ta đã bắt đầu sinh sống bằng nghề nông qua trồng trọt, săn bắn, nuôi gia súc, từng bước làm chủ đất đai, vườn tược. Tập họp lại thành nhóm, con người lập nên những cộng đồng để chia sẻ, trao đổi, và tự bảo vệ lẫn nhau, chống lại những áp lực bên ngoài. Theo sự phát triển của cuộc sống, việc bảo vệ lãnh thổ, đất đai đã là chuyện tất yếu và chiến tranh trở thành mối đe doạ khủng khiếp mà con người phải gánh chịu. Ngược lại dòng lịch sử Nhật Bản, Samurai là một giai cấp chiến binh thị vệ đầu tiên do triều đại Mạc Phủ Đằng Nguyên (thế kỷ 12) thiết lập nhằm tạo ra một giai cấp chiến binh trung thành để bảo vệ ngôi vị Shogun (Tướng Quân) của dòng họ Đằng Nguyên. Người nào muốn trở thành Samurai thì phải hội đủ ba yếu tố: trung thành – can đảm – danh dự. Để gìn giữ các yếu tố này một cách tuyệt đối, có trách nhiệm, các samurai phải qua những chuẩn bị cần thiết để có thể đương đầu với kẻ thù. Họ được tập luyện kiếm cung từ nhỏ, thực hành trà đạo, thi ca và hội họa. Từ đó, tinh thần Thần Đạo, Võ sĩ đạo đã dần dần thấm nhuần vào tư tưởng hành động của các Samurai

Cũng vào thời gian trước đó ít thế kỷ, tư tưởng Phật giáo, nhất là tinh thần an nhiên của Phật giáo Thiền tông vốn chuộng sự đơn giản và tĩnh lặng cũng ảnh hưởng mạnh đến xã hội Nhật đương thời. Sự an nhiên tạo cho các samurai sự bình tĩnh và bình thản trước mọi tình huống. Sự đơn giản giúp cho Samurai nhìn nhận ngay cả sự sống chết cũng là một sự đơn giản, một sự nhẹ nhàng tựa như đời sống của hoa Anh Đào.

Anh Đào là loại cây thường nở hoa vào cuối tháng 3 hàng năm. Hoa Anh Đào chỉ nở khi tiết trời đã ấm lên. Khi trời trở lạnh đúng vào dịp nụ đã căng thì cũng sẽ giữ hoa lại không nở cho đến khi trời ấm lên lại. Hoa nở bung ra ít ngày, rồi một trận gió thổi qua hay một trận mưa xuân nhẹ đến, từng cánh anh đào mỏng manh nương theo làn gió lìa hoa, lìa cành. Đời sống của những đóa hoa Anh Đào thật ngắn ngủi, nhưng có hai lần trở thành tuyệt đẹp: khi hoa nở rực rỡ dưới ánh nắng xuân và khi hoa bay theo làn gió lìa cành. Samurai tự ví đời sống mình đẹp như đời sống của đóa hoa anh đào. Ở đó, sự sống và sự chết đều có nét đẹp khác nhau. Sự can đảm đã tạo dựng cho các Samurai xem cái chết như là một điều vinh dự, một cái đẹp của cánh hoa đào rơi. Kẻ mạnh bao giờ cũng được tôn sùng bởi kẻ yếu, nhờ chiến đấu giỏi họ bảo vệ được quyền lợi của kẻ yếu. Những biệt tài đó nâng kẻ mạnh thành người hùng, thành những chiến sĩ, kiếm sĩ lỗi lạc.

Phát triển từ thế kỷ thứ 3 cho đến thế kỷ thứ 12, Võ Sĩ Đạo bắt đầu hình thành, lớn mạnh trong xã hội Nhật và đến triều đại Tokugawa (1603-1867) đã đóng một vai trò quan trọng dưới trướng hai thế lực lớn ở Nhật là Taira và Minamoto. Để có được lực lượng tuỳ tùng giỏi, các lãnh chúa đã tổ chức những kiếm sĩ, những võ sĩ đạo xuất sắc thành một đạo quân được gọi là Shogun. Trong tiếng Nhật, ý nghĩa của Samurai gần như có liên hệ đến từ “phục vụ“, nghĩa là người võ sĩ đạo là người phục vụ, phục tùng các lãnh chúa (daimyo). Theo lịch sử Nhật thì hầu hết các cuộc tranh quyền đoạt vị của các lãnh chúa daimyo đều bắt nguồn từ tranh chấp về lãnh thổ. Võ sĩ đạo Nhật đã được huấn luyện đặc biệt về quân sự để giúp các lãnh chúa trông coi nhiều vùng đất rộng, đông dân. Bên cạnh đó có những võ sĩ đạo không trực thuộc một đạo quân nào cả gọi là Ronin, tức những võ sĩ đạo không có người lãnh đạo, không có lãnh chúa hoặc người cầm đầu. Điều này có thể xảy ra khi lãnh chúa của họ qua đời, những người Ronin trung thành, không còn ai phục vụ sau đó trở về làm ruộng, đi tu, hoặc đánh thuê giết mướn hay trở thành kẻ cướp, côn đồ ....

Người Võ Sĩ Đạo có nhiều đặc quyền, họ được phép mang hai thanh kiếm khác nhau ở bên trái, một dài (katana hoặc tachi) một ngắn (wakisashi) và có thể thêm một con dao nhỏ được gọi là tanto, thông thường dùng để mổ bụng tự sát (hara-kiri hoặc seppuki). Tất cả những vũ khí này đã được sử dụng vào cuối thời Kamakura (1185-1333), trước đó cung tên là vũ khí chính. Người dân bình thường không được phép mang các loại vũ khí đó và có thể bị chém nếu có ý định chống đối võ sĩ đạo. Về trang phục, giới võ sĩ đạo cũng khác. Thường thì họ mặc kimono. Ở giữa thế kỷ thứ 12 và 17 dưới triều đại Edo, bộ 2 mảnh Hitatare rất phổ biến mà chúng ta thường thấy trong nhiều bộ phim như Kagemusha, Ran, Throne of Blood, Heaven and Earth... Bên cạnh đó, trên ngực áo của họ còn có mang phù hiệu tương tự như cờ xí của đạo quân Shogun mà họ trực thuộc. Sau một thời gian, hitatare mở đường cho bộ kamishimo mà các võ sĩ đạo hay mặc bên ngoài chiếc kimono của mình, phần trên được gọi là kataginu tương tự như một chiếc áo khoác ngoài, phần dưới gọi là hakama, hai ống quần rộng rãi và thoải mái hơn. Kiểu tóc của võ sĩ đạo có truyền thống theo lãnh chúa.

nguồn từ trang http://kienthucvothuat.com của bạn Badmonk
dongbai
dongbai
Cấp lớp trưởng
Cấp lớp trưởng

Tổng số bài gửi : 145
Join date : 06/03/2010
Age : 44

Về Đầu Trang Go down

Vòng quanh thế giới võ thuật Empty Master Gogen Yamaguchi - Goju Ryu Karate

Bài gửi  dongbai Thu 20 May 2010, 11:33 am

Thầy Gogen Yamaguchi và môn phái Goju Ryu Karate
Vòng quanh thế giới võ thuật Yamaguchi2-1
Vòng quanh thế giới võ thuật Gojulogo

Vài Nét Về Tổ Sư Gogen Yamaguchi


Thầy Gogen Yamaguchi (Còn gọi là Người Mèo; Cat Man) sinh năm 1907 tại Kyusyu thuộc hạt Miyataki Ken, thuộc dòng dõi samurai chính tông. Từ nhỏ, ông đã làm quen và luyên tập nhiều môn võ, đặc biệt là Nhu đạo. Năm 20 tuổi, ông theo gia đình về sống ở Kyoto và tại đây, ông bắt đầu làm quen với môn võ Karate Goju của võ sư Chojun Miyagi, người gốc Okinawa . Ông đã đạt tới trình độ đệ ngũ đẳng Nhu đạo. Về văn hoá, ông theo hoc ngành luật và ngành y. Ông đã đậu tiến sĩ y khoa ngành cốt học, và thạc sĩ triết học Đông Phương. Ông còn say mê đạo học và là một tu sĩ Thần Đạo nổi tiếng. Ông luôn truyền bá phép quán tưởng, để tóc dài và ăn chay trường.
Dáng người thấp lùn, nặng 70 ký nhưng chỉ cao có 1,53 mét, ông không ngừng gây kinh ngạc cho những kẻ diện kiến- nhất là người phương Tây- về năng lực phi thường và võ công ngoại hạng của mình. Sinh hoạt đời thường của ông đã đủ biểu thị sức chịu đựng vô biên của một cơ thể sắt thép: luôn thực hiện đầy đủ bổn phận của một tu sĩ Thần học trong sứ mạng truyền bá phép quán tưởng, đồng thời ông tiếp tục lãnh đạo rất thành công một “đế quốc” võ thuật có quy mô toàn cầu là tổ chức Karate. Hàng ngày ông theo dõi, đôn dốc hơn 12 ngàn võ sinh và hội quán Karate Goju cả về mặt chuyên môn lẫn kinh tài. Ở địa vị tối cao trong “đế quốc” võ thuật của riêng mình, ông vẫn sát cánh bên các môn sinh trong các buổi tập quan trọng. Tốc độ ra đòn của ông nhanh khó thể tưởng tượng: ông có thể thi triển thế đá bay với 3 hay 4 cú một lần vào bụng, ngực và đầu đối thủ. Tập luyện ngoài trời giữa mùa đông giá, ông vẫn chỉ mặc một bộ võ phục mỏng, đi chân đất, hướng dẫn các môn sinh leo lên các triền núi.

CUỘC TAO NGỘ VỚI MÔN PHÁI KARATE GOJU RYU

Yamaguchi nghe nói đến môn phái Karate Goju và người lãnh đạo nó, võ sư Chojun Miyagi lần đầu tiên khi ông đang theo học tai học đường Ritsumeikan. Hồi đó, Miyagi đang ở tại thành phố Naha , trên đảo Okinawa có khuynh hướng đi theo một con đường biệt lập, và hầu hết các chi lưu chính đều tập trung ở thành phố Shiru, sở trường của họ là các đòn cương. Võ sư Miyagi chủ trương đòn nhu cũng quan trọng như đòn cương. Do đó, chi phái Karate của ông ở Naha được mệnh danh là Karate Goju, tức là môn Không thủ đạo cương nhu (go: cương, ju: nhu). Nhận lời mời của Yamaguchi, võ sư Miyagi rời Okinawa sang Nhật. Nhờ gặp trực tiếp võ sư Miyagi, Yamaguchi hiểu rõ được tôn chí của môn phái Karate Goju. Phái này đặt nền tảng trên quan niệm triết học Đông phương, theo đó, mọi sự nếu cứng quá, hoặc mềm quá đều không tốt. Quan trọng là hai yếu tố cứng, mềm phải bổ sung cho nhau. Việc tổng hợp hai yếu tố cương,nhu trong võ thuật đã mang lại cho môn phái Karate Goju những đòn đánh uyển chuyển, nhịp nhàng và bay bướm. Nhưng nếu ai đó e rằng hoa mỹ quá sẽ không kiến hiệu thì người đó chỉ cần nhìn hai môn sinh Karate Goju tự đo đối luyện sẽ “tỉnh ra” ngay. Người ấy sẽ thấy Karate Goju có những đòn nhanh như chớp. Cuộc đấu giữa họ ít có thời gian chết, ít có những cảnh đứng yên chờ đối thủ sơ hở. Họ đều chủ động tấn công, tung ra những đòn “cương mãnh” mà thanh thoát. Võ sư Miyagi không chỉ “thuyết” suông mà đích thân ông còn biểu diễn các bài quyền vừa phức tạp, vừa lạ lùng. Buổi sơ kiến đã chinh phục hoàn toàn Yamaguchi, và cuộc đời ông đã qua một ngã rẽ quyết định.
Yamaguchi dốc toàn tâm lực tập luyện môn Karate Goju. Ngày võ sư Miyagi rời Nhật Bản về Okinawa , ông hoàn toàn hãnh diện về người môn đệ của mình. Ông thăng đẳng cấp cao nhất của môn phái cho Yamaguchi, và uỷ thác cho người môn đệ sứ mang cao cả là lãnh đạo chi phái võ thuật này tại nước Nhật.
Chia tay thầy xong, Yamaguchi bắt tay ngay vào việc truyền bá môn võ Karate Goju trên toàn nước Nhật. Trước tiên, ông lập hội Karate Goju ở trường đại học Ritsumeikan, rồi mở võ đường Karate đầu tiên tại miền Tây nước Nhật vào năm 1930. Sức làm việc không mệt mỏi của ông đã giúp môn phái thu hút được nhiều môn sinh và bắt đầu lan tràn khắp xứ. Ông nhận thấy môn Karate gốc Okinawa nói chung và môn Karate Goju của võ sư Miyagi nói riêng, với nguồn gốc võ cổ truyền Trung Quốc, vẫn còn bị gò bó quá nhiều và tĩnh quá. Ông thực thi việc mở rộng các động tác để võ sinh có thể ra đòn nhanh và tự do, thoải mái hơn. Những bước cải thiện này đã đưa môn Karate Goju tiến được một bước dài chỉ qua một thời gian vài năm.
Cuộc Đệ nhị Thế chiến bùng nổ đã cắt ngang tất cả. Như mọi công dân khác, Yamaguchi tuân lệnh chính phủ lên đường sang công tác tại Mãn Châu vào năm 1939.
Lúc đó nhằm giai đoạn bùng nổ cuộc Đệ nhị Thế chiến. Tại một nhà tù ở Mãn Châu, có một tù nhân ngoài 30 tuổi, thân hình thấp lùn. Ông ta không ngồi bất động, buồn thảm như các tù nhân khác, cũng không thích giao thiệp với ai. Ông chuyên chú duy nhất vào việc tập luyện Karate mỗi ngày. Tập xong, ông ngồi thiền, gần như đắm mình trong trạng thái xuất thần. Bọn cai tù bắt đầu chú ý đến ông. Dù ông rất gương mẫu trong việc chấp hành nội quy, bọn cai ngục vẫn cảm thấy “kỵ” ông. Họ nhắc nhở nhau coi chừng ông, thậm chí có kẻ còn gọi ông là “tên phù thuỷ”. Sau đó ít lâu, bọn chức sắt trại giam đã khám phá ra nguồn gốc của ông. Chúng biết ông là người của sở cảnh sát Tokyo phái qua Mãn Châu thi hành một công tác đặc biệt. Tại sở cảnh sát Tokyo , ông giữ một chức vụ hết sức kỳ lạ là “phát hiện lời nói dối”. Họ còn biết thêm ông là một võ sư Karate. Công việc ở Sở cảnh sát của ông là dự nghe những cuộc hỏi cung các kẻ bị tình nghi. Trong lúc các người này trả lời, ông quan sát mọi biểu hiện của họ qua lời nói, giọng nói, cử chỉ, nét mặt, sau đó cân nhắc để nhận định kẻ đó thành thật hay gian dối. Trong nhiều năm công tác, ông chưa bao giờ phạm sai lầm, nên ý kiến của ông rất được coi trọng. Vào lúc Đệ nhị thế chiến bùng nổ, chính phủ cử ông sang Mãn Châu để thi hành một sứ mang đặc biệt, nhưng vừa đặt chân xuống đất Mãn là ông bị bắt ngay. Biết rõ lý lịch của ông rồi, đám cai ngục thôi gọi ông là “tên phù thuỷ” mà gọi bằng tên thật: Gogen Yamaguchi.

Năm 1947, Yamaguchi được phóng thích khỏi nhà tù Mãn Châu và lên đường về nước. Thời gian tù đày 8 năm là dịp cho ông thu thập được nhiều nét tinh hoa của võ học cổ truyền Trung Hoa. Trở về tổ quốc trong một nước Nhật bại trận, Yamaguchi đau đớn chứng kiến cảnh võ thuật bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng đặt ra ngoài vòng pháp luật. May thay, lệnh trên lại không “đụng” đến môn võ Karate, vì người kí lệnh nhầm tưởng Karate là một vũ điệu thuần tuý Đông phương! Sự hiểu lầm này đã đem lại cho Yamaguchi một vận may hiếm có, nhưng đồng thời cũng bắt ông phải bắt tay ngay vào việc. Ông lập tức khai thác dịp may và lao ngay vào công tác bị bỏ dở vì chiến tranh, để tiếp tục sứ mạng mà sư phụ Miyagi đã uỷ thác. Theo nhận định của ông, những truyền thống của dân tộc bao giờ cũng có sức mạnh lớn lao. Từ suy nghĩ này, ông quyết định đặt công tác phát triễn võ thuật trong khuôn khổ của nổ lực phục hồi các phong thái cổ truyền, đã tạo nên hình ảnh hào hùng của người Nhật. Ông thể hiện nghiêm khắc các nếp sống dân tộc trong mọi tương quan, đồng thời để tóc dài theo cung cách tu sĩ Thần đạo và giới samurai. Bề ngoài có vẻ cổ quái của ông cộng với lòng nhiệt thành đã lôi cuốn mọi người quanh ông trở về với niềm tự hào dân tộc. Phong trào đua đòi cách sống phương Tây mất dần sức quyến rũ, và chẳng bao lâu, chính những người ngoại quốc sống ở Nhật lại bị nếp sống Nhật chinh phục. Nhiều binh sĩ ngoại quốc trong quân đội chiếm đóng tìm đến võ đường Goju Kai ở Tokyo xin theo học và sau đó, họ đã trở thành các sứ giả truyền bá môn Karate Goju đi khắp thế giới.

Tại Nhật, người ta thường nghe nhắc đến một biệt danh của ông là “Người Mèo” Không thủ đạo. Không ai biết rõ xuất xứ của biệt danh này mà chỉ phỏng đoán là do các quân nhân Mỹ chiếm đóng tại Nhật đặt cho ông. Những toán lính Mỹ đã nhiều lần kinh hoàng khi ông đột ngột xuất hiện ngay sau lưng họ mà họ không hề hay biết, vì ông đi đứng nhẹ nhàng như một con mèo. Cũng có kẻ lập luận rằng biệt danh ”Người Mèo”(Cat Man) rất thích hợp để diễn tả những động tác mềm dẻo, uyển chuyển của môn phái Karate Goju mà Yamaguchi là trưởng môn. Dù xuất phát từ nguồn gốc nào đi nữa, thì cái biệt danh đó xem ra đã chọn đúng đối tượng. Người Mèo Yamaguchi không phải chỉ được biết đến qua hình ảnh mái tóc dài buông xoã và đôi mắt đen rực sáng, ông còn là hiện thân của một sức mạnh truyền kỳ, của nghị lực và lòng đam mê. Và chính từ hai điều này, nên chỉ với khối óc và hai bàn tay trắng, ông đã tạo nên một đế quốc võ thuật hùng mạnh giữa thế kỷ này trong một thời gian ngắn.

Ngoài ra, một yếu tố không thể thiếu, giúp đưa ông tới thành công chính là sự kính mến của các môn sinh đối với người bạn đời của ông: bà Yamaguchi. Trong mọi nghịch cảnh, bà luôn trầm lặng, bình tĩnh, không hề than oán. Bà luôn khuyến khích các môn sinh của chồng khi họ có dấu hiêu nản chí. Hầu như tất cả các môn sinh vì quý trọng bà đã tìm cách giữ vững sự sống của môn phái. Đức hạnh và lòng thanh cao của bà đã khiến họ mến mộ bà có phần trội hơn đối với thầy của họ nữa. Thật đúng như một bậc danh nhân đã nói:”Đằng sau sự thành đạt của một vĩ nhân luôn có bóng dáng của một người phụ nữ”.
dongbai
dongbai
Cấp lớp trưởng
Cấp lớp trưởng

Tổng số bài gửi : 145
Join date : 06/03/2010
Age : 44

Về Đầu Trang Go down

Vòng quanh thế giới võ thuật Empty Bí quyết để giỏi võ

Bài gửi  dongbai Wed 26 May 2010, 8:09 pm

Vòng quanh thế giới võ thuật Doquyen13

Thanh Kiếm Banzo


Matajuro Yagyu là con của một nhà kiếm thuật nổi tiếng. Cha anh tin rằng con mình kiếm thuật quá tầm thường, không thể trở thành thầy dạy kiếm thuật được, nên từ bỏ anh.

Vì vậy Matajuro đi đến núi Futara tìm gặp Banzo, một nhà kiếm thuật trứ danh. Nhưng Banzo cũng thấy lời phán xét của cha Matajuro là đúng. Banzo hỏi: "Anh muốn học kiếm thuật với ta phải không? Anh không có đủ điều kiện cần thiết."
Người thanh niên khẩn khoản: "Nhưng nếu tôi chịu khó luyện tập, phải bao nhiêu năm tôi mới trở thành thầy dạy kiếm thuật được?"

Banzo trả lời: "Suốt đời anh".

Matajuro nói: "Tôi không thể chờ đợi lâu đến thế. Gian khổ thế nào tôi cũng chịu miễn là sư phụ dạy cho tôi. Nếu tôi nguyện làm tôi tớ hầu sư phụ, thì phải bao nhiêu lâu? "

Banzo trả lời: "à, có lẽ chừng mười năm".

Matajuro năn nỉ: "Cha tôi già rồi, ít năm nữa tôi sẽ phải săn sóc người. Nếu tôi luyện tập không ngừng, phải mất bao nhiêu năm?"

Banzo nói: "à, có lẽ độ ba mươi năm".

Matajuro hỏi: "Sao vậy? Lúc đầu sư phụ nói mười năm bây giờ lại nói ba mươi năm. Gian khổ thế nào tôi cũng chịu, miễn là học được tuyệt nghệ trong một thời gian ngắn nhất."

Banzo bảo: "Ðược, nếu vậy anh sẽ ở lại với ta trong bảy mươi năm. Một người nôn nóng đạt được kết quả như anh ít khi học nhanh được." Hiểu rằng Banzo trách mình thiếu kiên nhẫn, người thanh niên thưa: "Bạch sư phụ, con xin chịu".

Banzo cấm Matajuro nói đến kiếm thuật hay đụng đến một thanh kiếm. Anh ta nấu cơm, rửa chén, làm giường, quét sân, giữ vườn, làm tất cả mọi việc trừ việc học kiếm thuật.
Ba năm qua. Matajuro vẫn tiếp tục làm việc. Anh ta buồn bã khi nghĩ đến tương lai. Anh vẫn chưa bắt đầu học kiếm thuật, mục đích của đời anh.

Nhưng một hôm, Banzo lẻn đến sau lưng anh và dùng thanh kiếm gỗ nện cho anh một đòn rất đau.
Ngày hôm sau, khi Matajuro đang nấu cơm, Banzo bất ngờ nhảy đến tấn công anh.
Sau đó, bất kể đêm ngày, lúc nào Matajuro cũng phải tự vệ, đề phòng mọi nhát kiếm bất ngờ. Không phút nào anh không nghĩ đến thanh kiếm của Banzo .

Anh học kiếm thuật nhanh đến nỗi sư phụ anh cũng phải mỉm cười hài lòng. Matajuro trở nên nhà kiếm thuật tài ba nhất trong nước.

Điều cần rút ra : Giao đấu là sự sống của võ thuật , môốn giỏi võ thì phải vượt qua nỗi sợ, sự hèn nhát và kiềm nén cơn đau để cãm nhận lằn ranh của sự sống và cái chết. Sau mỗi trận đấu, kinh nghiệm là sự thông thái của chiêu thức khi tung ra.
bài của bạn Badmonk tại trang kienthucvothuat.
dongbai
dongbai
Cấp lớp trưởng
Cấp lớp trưởng

Tổng số bài gửi : 145
Join date : 06/03/2010
Age : 44

Về Đầu Trang Go down

Vòng quanh thế giới võ thuật Empty 7 nguyên tắc của Bushido

Bài gửi  dongbai Wed 26 May 2010, 9:58 pm

Bẩy nguyên tắc của Bushido

Vòng quanh thế giới võ thuật 2205650260_ba3b0464221

Bẩy nguyên tắc của Bushido

1. Gi : Sự quyết đoán chính xác vào thời điểm cần thiết
2. Yu : Lòng dũng cảm mang tính anh hùng
3. Jin : Lòng nhân ái, độ lượng
4. Rei : Thái độ cư xử đúng mực
5. Makoto : Sự giản đơn tuyệt đối
6. Melyo : Danh dự và vinh quang
7. Chugi : Tận tâm và trung thành

Để hiểu hơn nữa về nghĩa của Bushido, xin được dẫn giải:
Bu: võ thuật. Shi: Người võ sĩ. Do: Đạo
Võ sĩ đạo là tuyệt đối. Sự tập luyện của cơ thể thông qua vô thức là nền tảng. Từ đó mới có thể hình thành thái độ cư xử đúng mực.
Giữa Võ sĩ đạo và Phật pháp có khá nhiều điểm chung mà nổi bật là 5 điểm sau đây:
1. Sự đè nén cảm xúc
2. Thái độ thản nhiên trước những điều không thể tránh khỏi
3. Thái độ bình tĩnh nội tâm trước bất kỳ tình huống nào
4. Coi thường cái chết
5. Sự thanh bạch
Đại sư thiền Kodo Sawaki đã từng nói là : Zen và Võ thuật là Một!
Trong Thiền cũng như trong Võ thuật đòi hỏi sự khổ luyện. Không thể tính thời gian để đạt tới sự giác ngộ, Thiền là cả cuộc đời.
Võ thuật cũng vây!

Theo báo BlackBelt .

Ba Tầng Khổ Luyện

Vòng quanh thế giới võ thuật 130889272_a8b3ec2213_m


Có một sự trùng hợp rất thú vị là Zen và Võ thuật đều có 3 bước tập luyện để thành công quả như nhau. Xin được tóm lược:
Shojin: đây là thời gian thực hành công phu cùng với ý chí và ý thức. Rất quan trọng đối với những người mới nhập môn. Thường để đạt tới một căn bản nhất định phải trải qua 3 hoặc 5 năm, thậm chí có thể kéo dài đến hơn 10 năm.
Trong quá trình này ngoài sự khổ công tu luyện và ý chí quyết tâm thì một yếu tố quan trọng vào thời điểm sau khoảng 3 năm tập luyện đó ...
Shiho hay gọi nôm na là truyền công lực bởi Sư phụ. Thời kỳ này người tu luyện phải thực hành thiền định trong nhiều ngày liên tục, có thể kéo dài đến vài tuần. Sau Shiho thì đến bước tập thứ hai, đó là sự tập trung vô thức. Hoàn toàn thanh thoát. Tập đến giai đoạn này thì đã được coi là Trợ giáo, sau đó thì có thể trở thành Sư phụ.
Giai đoạn thứ ba đạt được khi tinh thần hoàn toàn siêu thoát. Ta có thể tự giải thoát khỏi chính mình để đạt tới giác ngộ của chính mình. Với một điệu kiện duy nhất là không được nôn nóng muốn thành công quả trong khi vẫn giữ cho tinh thần siêu thoát.
Đại Thiền sư danh tiếng, hay nói theo kiểu con nhà võ là "cao thủ", đó là Kodo Sawaki.

Con Đường Trung Đạo .
Vòng quanh thế giới võ thuật Zen20DatjMaTamo
Sutemi
Trong võ thuật, Budo, khái niệm về sự tự thoát thân là rất quan trọng.
("Sute" = Từ bỏ; "Mi" = thân thể) Điều này không chỉ đúng cho Karaté mà trong cả Kendo, Judo và các môn phái khác nữa.
Cùng với sự phát triền và hoàn thiện hoá của Budo thì Sutemi đã được áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau: tự loại bỏ ý thúc của chính mình, tự loại bỏ tinh thần, loại bỏ thị giác, không đối thủ, không vũ khí...
Tựu trung lại thì đều là các phương thức nhằm tự loại bỏ yếu tố cá nhân, cái Tôi, hòa nhập vào vũ trụ. Không vướng bận, không dục vọng không cá nhân. Như thế ta có thể hướng cái Tôi theo mục đích nhất định.
Ngay cả khi ta ở vào trong bất kỳ tình huống nào thì cũng không được sợ hãi, hoảng hốt. Phải tập trung tối đa vào từng thời khắc, không được tiết kiệm công lực, tất cả phải dược dồn vào thời điểm hiện tại. Như thế ta đã loại bỏ thân xác một cách tự nhiên, tự động nhất, vô thức ngay cả với ý thức của cá nhân. Nếu như ta sử sụng ý nghĩ thì sẽ tạo ra sự chậm chạp, lưỡng lự. Đối phó với hoà n cảnh thì tinh thần phải không tồn tại và ý thức tan biến.

Vòng quanh thế giới võ thuật Zen1
Trong Budo thì ý thức và hành động phải luôn được kết hợp làm một.
Khởi luyện võ thuật người ta bắt đầu bằng Wasa, kỹ thuật rồi tiếp đến tập Kata, các thế. Chỉ tập đi tập lại như thế trong vòng vài năm cho đến khi chúng trở thành thói quen. Nhưng trước hết phải biết tập trung ý thức cá nhân. Điều này giống hệt như khi ta bắt đầu tập một nhạc cụ vậy. Cuối cùng khi đã tập đến một trình độ cao thì ta có thể thi triển các chiêu thức một cách vô thức và tự nhiên. Đó chính là tinh thần Zen trong Võ đạo cũng như cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.
Những tác phẩm lớn được tạo nên ngoài khuôn khổ kỹ thuật. Trong thế giới của khoa học kỹ thuật những sự khám phá lớn đều vượt ra ngoài các nguyên tắc và kỹ thuật căn bản. Tự trói buộc vào một ý nghĩ cụ thể, hay một khuôn khổ, một cách định giá trị sự vật là một quan niệm rất sai lầm, ngược lại với những luật lệ của Đạo và Đời. Từ một ý tưởng hành động ta phải đạt được sự tự do hoàn toàn.
Trong Zen hay trong Budo ta phải tìm thấy sự kết hợp trực tiếp với những gì tinh khiết nhất của vũ trụ. Đơn giản bởi vì ta cần phải tư duy cao hơn cả ý thức cá nhân, bằng tất cả cơ thể chứ không chỉ riêng bằng trí não.
Như một cung thủ cảm nhận độ căng của cánh cung mà không quan tâm tới cái đích của mũi tên. Vô thức.
Như một kiếm sĩ không hề bận tâm về bốn phía xung quanh. Đạt tới sự tự do của Trung Điểm.
Và như thế gọi là đắc Đạo. Con đường dẫn tới Trung Đạo!


Tinh Thần Võ Sĩ Đạo

Vòng quanh thế giới võ thuật 2338532510_f531fd53cf_m

Từ ngàn xưa, bên cạnh những hiện tượng thiên nhiên như động đất, núi lửa, sóng thần luôn đe doạ cuộc sống của người Nhật thì họ còn phải đối phó với nạn giặc dã, cướp bóc, các lãnh chúa (Daimyo) cát cứ ở các cùng thôn tính lẫn nhau. Hoàn cảnh sống phải luôn đấu tranh với ''kẻ thù bốn chân và hai chân'' làm nảy sinh niềm tin vào thần linh để cầu mong sự che chở nhưng đồng thời cũng tạo cho người Nhật xưa một bản năng tự vệ tích cực. Từ đó sớm hình thành tinh thần thượng võ. Việc rèn luyện võ nghệ để bảo vệ làng xóm, gia tộc đã trở thành lý tưởng của tầng lớp thanh thiếu niên và từ đó sớm hình thành tầng lớp võ sĩ....
Dưới thời Mạc Phủ Tokugawa, có hơn hai thế kỉ hầu như không có chiến tranh. Nền kinh tế thị dân ngày càng phát triển cùng với những luồng tư tưởng mới và khoa học, kỹ thuật tràn từ bên ngoài vào, nhất là từ Hà Lan,Trung Quốc. Tình hình kinh tế -xã hội đương thời có những yêu cầu mới đặt ra phải giải quyết. Cuộc sống hoà bình và những chuyển biến mới trong xã hội cần nhiều nhân tài có học để cai trị hơn là chỉ giỏi võ nghệ.Trong tình hình mới, tầng lớp võ sĩ, lực lượng nòng cốt của chính quyền Shogun phải tinh thông cả văn lẫn võ.Giai cấp thống trị phải dựa vào tầng lớp samurai nhưng mặt khác cũng rất nhạy cảm với yêu cầu mới của thời đại. Từ đó các Shogun thường khuyên bảo thuộc hạ của mình ''tay trái cầm sách, tay phải cầm kiếm'' và đừng quên ''văn ôn võ luyện''. Để giải quyết điều này, giáo thuyết về cách xử thế của người võ sĩ ra đời, được gọi là đạo võ sĩ (BUSHIDO).Có thể nói võ sĩ đạo là sự dung hoà nhạy bén giữa cái cũ và cái mới. Thực chất đấy là những giáo lý văn trị dựa trên cơ sở tinh thần thượng võ của giai cấp vũ sĩ, không phủ nhận vai trò, bổn phận của người võ sĩ.
Theo học giả Inazo Nitobe giải thích thì đạo võ sĩ là đạo luật ghi rõ những phương châm sinh tồn và phát triển ,tiến hoá của hạng người có tinh thần thượng võ. Là tín đồ của đạo võ sĩ, phải thực hành đúng những phương châm căn bản đó. Song bộ luật võ sĩ dưới cái tên Bukeshohatto(vũ gia chư pháp độ)không có hình thức nhất định. Phương châm của đạo võ sĩ là những câu châm ngôn thường được truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác của những nhà thông thái và các võ sĩ có tên tuổi trong nước lưu truyền lại.
Giáo lý của đạo võ sĩ có tám đức tính căn bản nhất mà người vó sĩ phải rèn luyện:
- Đức ngay thẳng: Giúp cho con người quyết định công việc một cách nhanh chóng, thẳng thắng, hợp với lẽ phải không trái với lương tâm.Nếu cần phải chết để bảo toàn danh dự thì cũng sẵn sàng. Đứng trước một trường hợp khó khăn, phải biết lấy trí khôn mà suy xét, đừng trốn tránh bổn phận làm người.
- Đức dũng cảm: Giám xông vào nơi nguy hiểm, ác liệt nhất của trận chiến và hy sinh thân mình, đó là việc dễ và chỉ là nhiệm vụ của con nhà võ bình thường. Còn thực chất của đức dũng cảm là biết sống khi cần phải sống, biết chết khi nào cần thiết.Thấy việc nghĩa không làm, không phải là dũng cảm. Đức tính này phải được rèn luyện từ nhỏ. Con trai của người võ sĩ cần được luyện tập, chịu đói khát, khổ sở để khôn lớn, xông pha vào cuộc đời để khỏi bỡ ngỡ. Luyện tập được tính dũng cảm, bình tĩnh thì lúc gặp nguy nan vẫn sáng suốt.
- Đức nhân từ: Là tình thương rộng lượng, nhân ái, là đức tính cao cả nhất của người võ sĩ. Nếu như tính ngay thẳng ,công bằng và dũng cảm là những đức tính nam nhi thì lòng nhân từ có cái mềm mại làm nên sức mạnh nữ giới. Nhưng cái nhân từ của người võ sĩ cũng không giống như đức nhân từ của người phụ nữ."Nếu ngay thẳng quá đáng thì trở thành thô bạo, nếu nhân từ quá mức sẽ trở nên nhu nhược''.Vì vậy những người dũng cảm nhất là những người dịu dàng nhất, và những người giàu tình thương chính là những người dám chiến đấu dũng cảm.Cái dịu dàng, lòng nhân hậu của người võ sĩ bao gồm cả hành động vì nghĩa. Người võ sĩ còn biểu lộ đức nhân từ của mình đối với kẻ thù đã ngã ngựa.
- Đức lễ phép: Nếu chỉ giữ lịch sự để khỏi làm mất lòng kẻ khác thì cái lịch sự đó cũng chưa gọi là lễ phép. Lễ phép có nghĩa là làm sao cho người khác thật tình vui vẻ trước những cử chỉ lịch sự của mình. Những cử chỉ lịch sự đó phải thể hiện một cách đúng đắn đức từ bi, bác ái tự đáy lòng mình mà ra. Bạn mình khóc, mình không thể vui cười được. Nếu người khác vui thì không có lý do gì mình lại không vui theo. Nếu nói một cách tuyệt đối thì lễ phép và quan tâm đến người khác là thương người vậy.
- Biết tự kiểm soát mình: Là biết tự kiềm chế, làm cho mình có dũng khí khác thường, làm cho xã hội vui tươi, đời sống có ý vị hơn. Những ai không tự chủ được mình để cho những điều lo lắng bên trong bộc lộ ra ngoài thì không kể là hạng người có dũng khí. Không hề tỏ ra một dấu hiệu vui mừng hay giận dỗi, đó là câu nói cửa miệng của các võ sĩ.
- Chân thực: Nếu không chân thực thì lễ phép chỉ là giả tạo và trò cười. Người võ sĩ phải có đức tính chân thực cao hơn các tầng lớp xã hội khác. Lời nói của người võ sĩ có trọng lượng như một lời hứa chắc chắn không cần văn tự, bởi vì danh dự của người võ sĩ còn cao hơn giá trị của văn tự nhiều.
- Trung thành: Trong đạo võ sĩ, lòng trung thành rất quan trọng trong mối quan hệ chủ tớ ngày xưa.Theo đạo võ sĩ thì quyền lợi giữa gia đình và những người trong gia đình đều đồng nhất, không tách rời nhau. Song giữa gia đình và Thiên Hoàng, nếu phải hy sinh một bên thì người võ sĩ không ngần ngại hy sinh gia đình của mình để phụng sự Thiên Hoàng. Khi người võ sĩ không đồng ý kiến với chủ soái, việc làm trung thành của anh ta là tìm mọi cách để chủ soái thấy được sai lầm của mình.Người võ sĩ có thể kêu gọi lương tâm của chủ soái và bày tỏ lòng trung thành của mình bằng cả sự hy sinh, cả những giọt máu cuối cùng. Cuộc đời được coi như là phương tiện phụng sự chủ soái và lý tưởng cuộc đời có danh dự người võ sĩ.
- Trọng danh dự: Là ý thức mạnh mẽ,sâu sắc về giá trị và thanh danh của người võ sĩ. Danh thơm của người võ sĩ là ''phần bất tử của bản thân, phần còn lại chỉ là một sinh vật". Khi người khác nói xấu mình, đừng trả thù họ mà nên suy ngĩ mình đã làm tròn bổn phận chưa? Phải biết hổ thẹn khi phạm đến điều gì tổn hại đến danh dự. Biết hổ thẹn là một trong những đức tính cần được giáo dục cho tuổi trẻ.
Xã hội Nhật Bản có ba tầng lớp chính là quý tộc, võ sĩ và nông dân, thợ thủ công. Có thể nói cách sống của tầng lớp võ sĩ có ảnh hưởng đến xã hội Nhật trong lối sống nhiều nhất. Quý tộc thì nghiêng về hình thức, nghi lễ, tầng lớp thị dân thì thích những cái gì loè loẹt, hình thức bên ngoài ''xanh xanh đỏ đỏ em nhỏ nó mừng'' còn tầng lớp võ sĩ thì chuộng sự đơn giản nhưng sâu lắng do ảnh hưởng của Thiền, họ luôn tìm thấy cái đẹp trong sự đơn giản khiết bạch. Chính tinh thần thượng võ của giới võ sĩ đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân Nhật Bản nên nhờ vậy mà nước Nhật điêu tàn sau chiến tranh trở nên một nước hùng mạnh nhất nhì thế giới, và cũng nhờ đó mà nước Nhật tiến bộ hơn hầu hết các nước Châu Á khác trước đệ nhị thế chiến. Trong khi các nước Châu Á khác lúc đó đều là thuộc địa của Phương Tây thì Nhật Bản chẳng những thoát khỏi ách đô hộ mà còn đi xâm chiếm nước khác, tất nhiên để xâm chiếm được nước khác thì trước hết mình phải mạnh mới được.

Thực chất đạo võ sĩ là sự kết hợp pha trộn, dung hoà tinh thần thượng võ vốn có của người Nhật với các yếu tố mà họ cho là tích cực từ tín ngưỡng ,tư tưởng du nhập từ bên ngoài vào.
Quá trình rèn luyện và hình thành tính cách một Samurai theo giáo lý đạo võ sĩ được thể hiện khá rõ nét và tiêu biểu ở chân dung nhân vật lịch sử Nogi Maresuke thời chiến tranh Nhật-Nga. Từ thuở lên tám ông đã được gia đình và nhà trường giáo dục một cách nghiêm ngặt để trở thành một Samurai. Thời kỳ này ảnh hưởng của nền văn minh Tây phương rất mạnh mẽ và thanh kiếm không còn là lý tưởng của nhiều thanh niên nữa. Mơ ước của Nogi là trở thành một nhà bác học, song vì là con nhà võ nên ông phải phục tùng mệnh lệnh cha là trở thành một võ sĩ. Ông đã gác gia đình sang một bên, suốt đời là một võ tướng xông pha trận mạc, không ngại hy sinh (dũng cảm). Có những lần công đồn Nga không thành công, danh dự bị tổn thương, ông định mổ bụng để giải bày khí tiết (trọng danh dự). Nhưng theo lệnh của Thiên Hoàng, Nogi không được làm điều đó. Ông vẫn tiếp tục chỉ huy chiến đấu cho đến ngày thắng quân Nga (trung thành). Khi biết các con mình hy sinh ngoài trận mạc, ông vẫn tỏ thái độ bình thản, không để lộ sự xúc động ra ngoài (biết tự kiểm soát). Nhưng dù sao ông cũng chỉ là một con người, hơn nữa lại là người võ sĩ. Trở về doanh trại, ông ngồi khóc than một mình,cảm tác những vần thơ thương nhớ con thắm thiết. Thật đúng là người dũng cảm nhất lại là người giàu tình thương nhất. Nogi được coi là một vị tướng mẫu mực trong quân đội Thiên Hoàng. Khi Nhật Hoàng mất, ông vô cùng xúc động, tự chịu lễ seppuku (mổ bụng) để được theo phục vụ chủ soái của mình đến hơi thở cuối cùng.
Thời Edo đã xảy ra một vụ việc rất nổi tiếng và sau đó trở thành đề tài cho kịch Noh, kabuki và cho đến ngày nay là đề tài cho điện ảnh. Đó là Chushingura, chuyện bốn mươi bảy samurai báo thù cho chủ rồi mổ bụng tập thể. Có thể nói đây là chuyện để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong nhân dân Nhật Bản về hình ảnh của người võ sĩ.
Tinh thần thượng võ của người võ sĩ bấy giờ được hướng vào mục đích phục vụ Thiên Hoàng, phục vụ tướng quân và đã biến thành chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Người Nhật có câu: "Hana wa sakuragi,hito wa bushi" nghĩa là trăm hoa đẹp nhất có hoa anh đào,con người đẹp nhất là người võ sĩ. Hoa anh đào vừa nở xong thì cũng vưa rụng xuống nhưng hương thơm, nhuỵ đẹp vẫn còn nguyên. Có thể nói hoa anh đào là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh cao nhưng mong manh, lung linh rất khó nắm bắt. Người võ sĩ cũng vậy, sống thì bảo toàn danh dự, trung thành với chủ soái, nếu chết thì chọn cái chết anh hùng nơi chiến trận, tiếng thơm còn lưu muôn đời. Người võ sĩ và thanh kiếm đã trở thành hình tượng trong dân chúng thời bấy giờ. Trong kho tàng truyện cổ Nhật Bản có kể câu chuyện một thiếu niên mười sáu tuổi đầu, hào hoa phong nhã, ra trận còn mang theo ống sáo và tập thơ. Giáp mặt với một võ sĩ nổi tiếng của địch, cậu thiếu niên không đáng là đối thủ ngang sức. Người võ sĩ nhanh chóng ghì được đối phương nhưng bất giác trong lòng ái ngại, muốn tha chết cho cậu bé chỉ đáng tuổi con trai mình. Nhưng cậu ta khảng khái nói:
"Không,đó là cái nhục của một võ sĩ. Ta thà vùi thây nơi chiến địa còn hơn thoát chết...'' Thế là bất đắc dĩ người võ sĩ vung kiếm lên để rồi ân hận suốt cuộc đời còn lại.
Được đăng bởi Badmonk
dongbai
dongbai
Cấp lớp trưởng
Cấp lớp trưởng

Tổng số bài gửi : 145
Join date : 06/03/2010
Age : 44

Về Đầu Trang Go down

Vòng quanh thế giới võ thuật Empty Re: Vòng quanh thế giới võ thuật

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết